Giá dầu thô ghi nhận ngày 15/8 (theo giờ Việt Nam) trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2023 ở mức 81,29 USD/thùng, giảm 0,08 USD trong phiên và giảm 0,31 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/8.
Trong khi đó giá dầu Brent giao tháng 10/2023 đứng ở mức 86,14 USD/thùng, giảm 0,07 USD trong phiên và giảm 0,22 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/8.
Sự phục hồi kinh tế đang chững lại của Trung Quốc và đặc biệt là sự tăng vọt từ đồng USD đã ảnh hưởng đến giá dầu thế giới, giá dầu ghi nhận tiếp đà giảm nhẹ chưa đến 1%.
Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu tháng 7 của Trung Quốc đã giảm 18,8% so với tháng trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1. Cũng trong tháng 7, nhập khẩu của Trung Quốc giảm 12,4%, xuất khẩu cũng giảm 14,5% và quốc gia này đang ghi nhận nhu cầu tiêu dùng nội địa suy yếu.
Cũng theo báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc cắt giảm nguồn cung của Ả Rập Xê-út, Nga và một số nước thuộc Tổ chức. Việc giảm sản lượng tự nguyện này dự kiến sẽ làm giảm lượng dầu tồn kho trong những tháng còn lại của năm (khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm). Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) dự kiến sẽ làm giảm lượng dầu tồn kho của các quốc gia khác trong thời gian còn lại của năm, từ đó có khả năng đẩy giá dầu lên cao hơn.
Theo IEA, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức khi đối mặt với lãi suất tăng cao và tín dụng ngân hàng thắt chặt hơn, gây áp lực lên các doanh nghiệp vốn đang phải đối phó với sản xuất và thương mại trì trệ. IEA cũng dự báo nhu cầu sẽ giảm mạnh vào năm 2024 do những cơn gió ngược kinh tế.