Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Dầu thô quay đầu đi xuống

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhu cầu yếu trong bối cảnh dự trữ dầu thô Mỹ tăng, cộng với đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 16/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 84,20 USD/thùng, giảm 0,45 USD/thùng trong phiên. Nếu so với cùng thời điểm ngày 16/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2022 đã giảm tới 4,35 USD/thùng.

Còn giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 90,47 USD/thùng, giảm 0,37 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 3,96 USD so với cùng thời điểm ngày 15/9.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho rằng, do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn suy yếu, trong khi áp lực nguồn cung hạ nhiệt đẩy giá dầu ngày 16/9 giảm mạnh.

Việc Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách Zero Covid với một loạt các biện pháp nghiêm ngặt trong phòng chống dịch Covid-19 khiến nhu cầu dầu ở nước này chậm lại đáng kể. Mới nhất, trước, IEA cảnh báo nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - có thể xấu hơn nữa.

Nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo còn khó khăn hơn khi nhiều ngân hàng trung ương thực hiện một đợt tăng lãi suất mới, chấp nhận hy sinh tăng trưởng để kiểm soát, hạ nhiệt lạm phát. Thông tin dự trữ dầu thô và các sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng cũng tạo áp lực khiến giá dầu thô đi xuống.

Ngoài ra, loạt dữ liệu vừa được công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại, lạm phát lại “nóng” lên càng làm dấy lên những lo ngại về triển vọng tăng trưởng của quốc gia này. Ở diễn biến mới nhất, Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023 đang lớn dần.

Trong báo cáo được phát đi ngày 14/9, IEA đã hạ dự báo mức tăng nhu cầu dầu từ 2,1 triệu thùng/ngày xuống còn 2 triệu thùng/ngày trong năm 2022. Tổng nhu cầu ước tính năm 2022 đạt 99,7 triệu thùng/ngày và sẽ phục hồi nhẹ lên mức 101,8 triệu thùng/ngày trong năm 2023, mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

IEA cũng cho biết các lệnh trừng phạt của EU với nhập khẩu dầu thô và sản phẩm từ Nga vào tháng 12/2022 và tháng 2/2023 có thể dẫn đến sự sụt giảm sâu hơn về nhu cầu dầu toàn cầu.

Giá dầu hôm nay giảm còn do đồng USD mạnh hơn. Bên cạnh đó, thông tin EU từ bỏ việc áp trần giá khí của Nga cũng phần nào hạ nhiệt lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, mở ra cơ hội cho dòng khí đốt từ Nga trở lại châu Âu.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần