Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 19/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 6 tăng 44 cent, tương đương 0,6%, lên mức 71,99 USD/thùng, trong khi hợp đồng tháng 7 tăng 0,5% lên mức 72,05 USD/thùng. Còn dầu Brent giao tháng 7 tăng 41 cent, tương đương 0,5%, lên mức 75,99 USD/thùng.
Các chuyên gia nhận định, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, giá dầu tăng 1%. Sự leo dốc của giá dầu được thúc đẩy bởi dự báo nhu cầu dầu tăng trong nửa cuối năm, trong khi nguồn cung từ Canada và OPEC+ giảm trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, giá dầu đã được kiểm soát bởi sự mạnh hơn của đồng USD và khi thị trường chờ đợi tin tức về các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ.
Yếu tố thúc đẩy giá lớn nhất chính là việc xăng kỳ hạn của Mỹ tăng 2,8% lên mức cao nhất trong một tháng là 2,6489 USD/gallon.
Giá xăng tăng đã hỗ trợ giá dầu leo dốc khi kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm đang đến gần. Kỳ nghỉ này đánh dấu sự bắt đầu của mùa lái xe cao điểm Hè ở Mỹ.
Còn trong báo cáo hằng tháng mới nhất của mình, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã cảnh báo về tình trạng thiếu dầu sắp xảy ra trong nửa cuối năm nay khi cầu dự kiến vượt cung gần 2 triệu thùng/ngày.
Trong đó, châu Á sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng nhu cầu dầu, mức tăng có khả năng dẫn đến thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá lên cao.
Tuần trước, cả hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn đều tăng khoảng 2%, trải nghiệm tuần tăng đầu tiên sau bốn tuần giảm giá liên tục sau khi các vụ cháy rừng làm gián đoạn nguồn cung dầu thô ở Alberta, Canada.
Việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của các thành viên của OPEC+ cũng bắt đầu có hiệu lực trong tháng này. Thêm vào đó, sản xuất dầu ở khu vực người Kurd của Iraq tiếp tục giảm khi dòng xuất khẩu đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ có ít dấu hiệu khởi động lại sau khi ngừng hoạt động kéo dài gần 2 tháng.
Hiện tổng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu từ OPEC+ đã giảm 1,7 triệu thùng/ngày vào ngày 16-5, và xuất khẩu dầu của Nga có thể sẽ giảm vào cuối tháng 5. Thứ 7 tuần trước, tại cuộc họp thường niên, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết tăng cường nỗ lực chống lại việc Nga trốn tránh giá trần đối với xuất khẩu dầu và nhiên liệu.
Giá dầu đang ở mức thấp khi các nhà kinh doanh năng lượng đang dõi theo điều gì sẽ xảy ra với các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ. Cuộc đàm phán đang được nối lại với nỗ lực tránh cho nước này rơi vào một vụ vỡ nợ chưa từng có.
Đồng USD tăng cũng hạn chế đà tăng của giá dầu. Các nhà đầu tư đang chờ đợi những tín hiệu mới về việc liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tiếp tục tăng lãi suất hay không. Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí đi vay và có thể làm chậm nền kinh tế và giảm nhu cầu dầu.