Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá xăng dầu hôm nay 6/8: tăng tốc

Nguyên Dương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lo ngại hành động trả đũa của Iran đối với vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của Hamas ở Tehran có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn ở Trung Đông, giá xăng dầu thế giới bất ngờ tăng mạnh.

Các chuyên gia cho biết, trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 6/8 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng vọt hơn 1%.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên đầy biến động của tuần, giá dầu giảm khoảng 50 cent khi đợt bán tháo tiếp tục diễn ra trên thị trường chứng khoán toàn cầu, nhưng đà giảm đã bị hạn chế do lo ngại hành động trả đũa của Iran đối với vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của Hamas ở Tehran có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn ở Trung Đông.

Giá dầu Brent giảm 51 cent, tương đương 0,66%, xuống mức 76,3 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 58 cent, tương đương 0,79%, xuống mức 72,94 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán từ châu Á đến Bắc Mỹ đều đã lao dốc trong ngày 5/8 khi các nhà đầu tư “tháo chạy” khỏi các tài sản rủi ro và đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần cắt giảm lãi suất nhanh chóng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group Phil Flynn cho rằng, thị trường chứng khoán đang hạ nhiệt sau khi báo cáo việc làm của Mỹ khiến thị trường tin rằng Fed một lần nữa lại tụt hậu.

Lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung do xung đột ở Trung Đông lan rộng đã hạn chế mức giảm của giá dầu trong phiên.

Israel và Mỹ đang chuẩn bị cho một sự leo thang nghiêm trọng trong khu vực sau khi Iran và các đồng minh Hamas và Hezbollah cam kết trả đũa Israel vì vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của Hamas Ismail Haniyeh và một chỉ huy quân sự cấp cao của Hezbollah hồi tuần trước.

Đối tác sáng lập của Again Capital LLC John Kilduff nhận xét các nhà giao dịch dầu đang kỳ vọng phản ứng của Iran sẽ không kéo dài, khiến giá dầu thô tương lai dễ bị tổn thương hơn trước lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ.

Cũng gây sức ép lên giá dầu là lượng tiêu thụ dầu diesel giảm mạnh ở Trung Quốc, quốc gia đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới.