Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá xăng dầu liên tục giảm, CPI tháng 8/2022 vẫn tăng nhẹ

Kinhtedothi - Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước. Nhóm thực phẩm, dịch vụ giáo dục tăng giá mạnh. So với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3,6% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,89%.
CPI tháng 8/2022 tăng nhẹ

TCTK cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước do giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, và bước sang năm học mới 2022 - 2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, dù giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá.

Cụ thể nhóm thực phẩm, dịch vụ giáo dục tăng giá mạnh. Giá thực phẩm tháng 8/2022 tăng 1,33% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Thịt lợn, thuỷ hải sản tươi sống, trứng gà, dầu ăn, rau,

Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,51% so với tháng trước do trong tháng 8/2022 một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022 - 2023 đối với các trường mầm non, trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,05%, bút viết các loại tăng 1,38%, giá vở, giấy viết các loại tăng 1,02% so với tháng trước.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công tăng và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng. Ngoài ra, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%.

2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01% và nhóm giao thông giảm 5,51% (làm CPI chung giảm 0,53 điểm phần trăm). Báo cáo lý giải, nguyên nhân chỉ số giá của nhóm giao thông giảm là do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 1/8/2022, 11/8/2022 và 22/8/2022 làm cho xăng giảm 14,52%; giá dầu diezen giảm 12,9%.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%).

Cũng trong sáng 29/8, Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết, chỉ số CPI tháng 8 trên địa bàn TP giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước, tăng 3,68% so với tháng 12/2021 và tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 3,37% so với bình quân 8 tháng năm 2021.

CPI Hà Nội tháng 7/2022 tăng 0,61%

CPI Hà Nội tháng 7/2022 tăng 0,61%

Hài hòa hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát

Hài hòa hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát

Không thể chủ quan với lạm phát

Không thể chủ quan với lạm phát

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thách thức thuế quan Mỹ: doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp thích ứng

Thách thức thuế quan Mỹ: doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp thích ứng

08 Apr, 03:54 PM

Kinhtedothi- Việc Mỹ áp dụng thuế quan mới đang tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực. Ngành dệt may- vốn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và sử dụng lượng lao động đông đảo- đang chịu ảnh hưởng đáng kể. Trước bối cảnh đó, các cơ quan chức năng và bản thân doanh nghiệp đang có nhiều giải pháp để thích ứng linh hoạt và hạn chế tối đa các khó khăn, thách thức.

Giá lúa gạo hôm nay 8/4: ổn định

Giá lúa gạo hôm nay 8/4: ổn định

08 Apr, 06:47 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 8/4 tại thị trường trong nước ít biến động. Giao dịch lúa tại An Giang vắng, nhiều nơi nguồn lúa giảm dần, lượng còn ít, nông dân chào giá nhích tiếp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ