Giá dầu bước vào phiên giao dịch đầu tuần với xu hướng giảm. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe sáng 13/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2023 đứng ở mức 79,31 USD/thùng, giảm 0,41 USD trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 4/2023 đứng ở mức 85,92 USD/thùng, giảm 0,47 USD trong phiên.
Các chuyên gia nhận định, do tâm lý chốt lời của nhà đầu tư sau khi giá dầu thô vừa trải qua tuần giao dịch tăng mạnh đẩy giá dầu ngày 13/2 giảm. Giá dầu giảm còn do đồng USD mạnh hơn và các giao dịch chốt lời được thúc đẩy bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước thời điểm dữ liệu lạm phát tháng 1/2023 được công bố.
Ngoài ra, giá dầu ngày 13/2 giảm mạnh còn do thị trường ghi nhận thông tin dự trữ dầu thô và các ản phẩm chưng cất của Mỹ tăng mạnh.
Sau đó, giá dầu tiếp đà lao dốc trong các phiên tiếp theo. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe sáng 18/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2023 đứng ở mức 76,33 USD/thùng, giảm 2,16 USD trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 4/2023 đứng ở mức 83,04 USD/thùng, giảm 2,1 USD trong phiên.
Các chuyên gia cho rằng, giới thương nhân đánh giá lại triển vọng nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong bối cảnh các ngân hàng trung ương phát đi tín hiệu về việc thực hiện thêm những đợt tăng lãi suất mới trong tháng 3/2023, khiến giá dầu 18/2 giảm mạnh.
Nguồn cung dầu dồi dào hơn cũng là tác nhân khiến giá dầu ngày 18/2 lao dốc. Các nhà sản xuất dầu của Nga kỳ vọng tiếp tục duy trì khối lượng xuất khẩu dầu thô ở mức hiện tại, bất chấp kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 500.000 thùng của chính phủ Nga đưa ra.
Tại Mỹ, các dữ liệu vừa được công bố cũng cho thấy tồn kho dầu thô của nước này tăng mạnh trong tuần tính đến ngày 10/2, với mức tăng 1ên tới 16,3 triệu thùng, lên 471,4 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2021.
Số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo về sản lượng tương lai, của Mỹ cũng tăng tới 115 gian, tương đương 18% so với cùng thời điểm năm 2022, theo số liệu của Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Giá dầu trong tuần trượt dốc do chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự tăng giá của USD và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quay trở lại tăng lãi suất mạnh mẽ hơn khi áp lực lạm phát chưa giảm nhiều.
Các báo cáo lạm phát của Mỹ cho thấy, giá tiêu dùng và giá bán buôn tăng hàng tháng, làm dấy lên kỳ vọng Fed có thể cần phải đẩy lãi suất hơn nữa.
Chi phí vay cao hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với dầu mỏ và những sản phẩm nhiên liệu khác. Nhu cầu dầu giảm có thể xảy ra trong thời điểm đầy đủ dự trữ dầu trên thị trường toàn cầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tháng trước dự báo tình trạng dư dầu vào đầu năm mặc dù nguồn cung có thể thắt chặt nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây làm giảm xuất khẩu dầu của Nga.
Trong tuần, báo cáo của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 15/2 cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 16,3 triệu thùng lên 471,4 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 6/2021.
Yếu tố tác động đến sự sụt giảm của giá dầu trong tuần còn phải kể đến dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay tăng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) với kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc tăng cao hơn. Giá dầu được dự báo tiếp tục giảm trong tuần tới.