Còn giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 107,75 USD/thùng, tăng 1,11 USD/thùng trong phiên.
Nhận định của các chuyên gia, khi các thương nhân né tráng các nguồn cung dầu Nga do lo ngại rủi ro từ các lệnh trừng phạt và việc nhiều nước ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga khiến tình trạng nguồn cung dầu thô thắt chặt thêm trầm trọng đẩy giá dầu ngày 19/3 tiếp đà tăng mạnh.
“Bế tắc trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu từ Nga bế tắc càng làm cho lo ngại trên lớn hơn” - các chuyên gia chỉ ra.
Đồng thời cho rằng, những nỗ lực khỏa lấp khoảng trống dầu Nga cũng như hạ nhiệt giá dầu của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn dường như là không đủ.
Tổng Thư ký OPEC Mohammed Barkindo mới đây cũng lên thừa nhận nguồn cung dầu đang ngày càng tụt lại so với nhu cầu.
Ở diễn biến mới nhất, theo nhiều nguồn tin phát đi, sản lượng của OPEC+ trong tháng 2/2022 tiếp tục thấp hơn nhiều so với sản lượng mục tiêu.
Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do dự báo khoảng cách cung - cầu, trong đó cầu vượt cung, được dự báo sẽ ngày một lớn hơn khi các nước tiếp tục tiến tới mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, các hoạt động du lịch, hàng không… sôi động trở lại sẽ khiến các nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng mạnh.
Ngược lại, đà tăng của giá dầu thô cũng đang bị kìm kẹp bởi diễn biến tiêu cực của đồng USD treo cao và diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc.
Trước đó, IEA đã ước tính thị trường dầu thô có thể sẽ mất 3 triệu thùng/ngày đối với dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ Nga.
Theo IEA, tình trạng sụt giảm nguồn cung lại lớn hơn nhiều so với mức giảm nhu cầu dự kiến 1 triệu thùng/ngày do giá nhiên liệu cao hơn. Điều này có nghĩa thị trường có nguy cơ sẽ thiếu hụt thêm 2 triệu thùng/ngày bắt đầu tư tháng 4/2022 tới.