Khởi nghiệp từ xe đạp, thành công về xe đạp, nhưng ông giao vị trí điều hành cho vợ còn ông lui lại hậu trường giữ vai trò "người cố vấn" cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Ông Hùng hồi tưởng, năm 1991, ông khởi nghiệp kinh doanh bán phụ tùng xe đạp. Thời gian đầu tuy gặp phải muôn vàn khó khăn nhưng với sự nỗ lực và ý chí quyết tâm để xây dựng được một doanh nghiệp kinh doanh chuyên ngành xe đạp uy tín trên thị trường. Năm 2002, Công ty TNHH Sản xuất thương mại Việt Hùng chính thức được thành lập, chuyên kinh doanh các sản phẩm phụ tùng xe đạp, xe máy và là nhà phân phối săm lốp DRC, sau đó trở thành nhà phân phối cho Tập đoàn ASAMA - Đài Loan.Giới thiệu với khách hàng về sản phẩm xe đạp tại showroom của Công ty. Ảnh: Khắc Kiên |
"Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế để tồn tại và phát triển như DN Việt Hùng là sự cố gắng đáng ghi nhận. DN Việt Hùng vừa phát triển kinh tế, vừa thực hiện trách nhiệm xã hội, từ thiện học sinh nghèo vượt khó các xã trên địa bàn và các tỉnh, thành. Thời gian qua, các DN ghi nhận sự chuyển biến rõ nét của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, hiện rất nhiều DN gặp bất lợi từ hàng nhập khẩu, hàng giả nên cần siết chặt công tác này để tạo sự cạnh tranh bình đẳng. Đặc biệt, logistics của Việt Nam còn kém làm ảnh hưởng đến vấn đề lưu thông hàng hóa." - Phó Chủ tịch Hội DN quận Long Biên Nguyễn Thị Việt |
Nói về dự định trong tương lai, ông tiết lộ, trong 2 năm tới Công ty sẽ triển khai xây dựng nhà máy lắp ráp bằng dây chuyền, cân vành tự động ở Hải Dương để tăng tỷ lệ lắp ráp nội địa. Khi nhà máy đi vào hoạt động, các chi tiết, linh kiện đơn giản sẽ được DN tự sản xuất, còn một số phần khác đặt hàng các đơn vị trong và ngoài nước gia công. Ông Hùng ấp ủ kế hoạch xuất khẩu dòng xe lắp rắp mang thương hiệu của DN Việt với tỷ lệ nội địa hóa gần như 100%.
Về thuận lợi, khó khăn, ông Hùng chia sẻ, hiện nay sản phẩm của doanh nghiệp đã tạo được niềm tin tại thị trường Việt nam. Bên cạnh đó cũng còn gặp rất nhiều khó khăn bởi hàng hóa hiện nay nguồn cung đang vượt cầu. Sự nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng còn hạn chế, thấy rẻ là mua, chưa hiểu rõ được giá trị của hàng chính hãng.
Do đó, nếu kiểm soát được hàng nhập lậu thì DN trong nước kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. “DN làm gì cũng phải có tâm. Sợ nhất trong kinh doanh là bán đắt chứ không sợ bán rẻ. Không sợ mất tiền nhưng rất sợ bị lừa. DN không làm thật thì sẽ tự bị đào thải” – ông Hùng nói và tự tin vào môi trường kinh doanh thông thoáng hơn sẽ tạo điều kiện cho DN trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh.