Giải pháp hữu hiệu bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp Thủ đô

Hiện nay nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán tràn lan, do đó để bảo đảm sức khỏe cho gia đình, mình thường mua các sản phẩm có tem mác, truy xuất được nguồn gốc rõ ràng. Đó là cách bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của gia đình mình.
Dù là một bó rau, hay một trái cam, trái mít…để biết được thông tin về sản phẩm thì cần thiết phải kiểm soát được các bước trong quy trình sản xuất như giống, quy trình trồng và chăm sóc, thu hái, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Là một người tiêu dùng (NTD), mỗi khi mua các sản phẩm nông sản, tôi thường đặt ra một câu hỏi: "Có thông tin chi tiết về sản phẩm không?", "Sản phẩm này nguồn gốc từ đâu?...". Các câu hỏi ngắn nhưng để trả lời được đòi hỏi sự chung tay của cả một hệ thống từ quản lý nhà nước tới DN sản xuất.
Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của NTD, không chỉ đối với mặt hàng nông sản, tất cả các loại sản phẩm hàng hóa khi lưu thông trên thị trường cần thiết phải có gắn tem, mã truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…
Tại một sự kiện, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã từng khẳng định rằng, truy xuất nguồn gốc giúp DN trong nước nói chung và DN Thủ đô nói riêng kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Điều này không chỉ giúp DN tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, mà còn là "hàng rào" bảo vệ sản phẩm và DN. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đây là công cụ hữu ích phục vụ quản lý, kiểm soát thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong thời đại số hóa hiện nay, việc mua sắm không chỉ đơn giản là lựa chọn sản phẩm mình cần, mà còn là sự tìm hiểu và xác thực để bảo đảm mua đúng sản phẩm chính hãng. Với công nghệ ngày càng phát triển, quét mã QR trên sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các quyền lợi mua sắm của mình. Vì hàng giả, hàng nhái là những rủi ro khách hàng thường gặp nhất khi mua sắm, đặc biệt là mua sắm trực tuyến.
Bằng cách kiểm tra mã QR, khách hàng có thể xác thực nguồn gốc và tính xác thực của sản phẩm, tránh được những sản phẩm kém chất lượng. Đồng thời, mã QR còn giúp cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong công tác quản lý, chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường.
Theo đó, hệ thống sẽ giúp NTD có đủ thông tin về nguồn gốc sản phẩm, DN, minh bạch thông tin sản phẩm và giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng các công nghệ số. Từ đó tạo ra sự tin cậy ở phía người dùng khi biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà mình mua.
Theo tôi, việc minh bạch nguồn gốc hàng hoá góp phần củng cố thương hiệu và gia tăng giá trị của sản phẩm, tạo dựng niềm tin với khách hàng, cũng như tăng tính cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế, đẩy mạnh liên kết giữa các vùng sản xuất trên cả nước với các nước trên thế giới, hình thành mạng lưới toàn cầu cho các sản phẩm của DN Thủ đô và DN trên toàn quốc.
Ngoài ra, việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của DN, ngành hàng.
Contech Vietnam 2003: Hội tụ hàng trăm thương hiệu doanh nghiệp
Kinhtedothi - Hơn 100 gian hàng của gần 60 đơn vị tham gia, đại diện cho hàng trăm thương hiệu hàng đầu trong nước và quốc tế tham dự Contech Vietnam 2023.

Phát triển thương hiệu doanh nghiệp: Không thể thiếu vai trò của báo chí
Kinhtedothi - Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng quốc tế, vai trò của báo chí với thương hiệu DN càng trở nên quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp để nâng cao năng lực canh tranh
Kinhtedothi - Chia sẻ với Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh – chuyên gia quản trị thương hiệu cho rằng, thị trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi DN phải kết hợp hài hòa xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN và thương hiệu quốc gia để tạo giá trị gia tăng.