Giải pháp lấy nước tự chảy cho các sông ở Hà Nội: Làm “sống lại” những dòng sông “chết”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nước thải độc hại, ô nhiễm từ các con sông trong nội thành chảy vào sông Nhuệ, sông Đáy được lấy để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô. Để hạn chế mức độ ô nhiễm cũng như đảm bảo cho các sông có dòng chảy ổn định vào mùa khô, chúng ta có thể sử dụng các giải pháp tự nhiên, dựa vào điều kiện thời

Nhiều khả thi

Sông Nhuệ là con sông tưới, tiêu kết hợp, lấy nước tự chảy từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho 81.000ha và tiêu 107.000ha đất nông nghiệp. Nhưng từ năm 2001 đến nay, vào vụ đông xuân, mực nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt không có nước chảy qua nên sông Nhuệ vào mùa kiệt cũng đã trở thành sông "chết". Dự án làm sống lại dòng sông Đáy với nhiệm vụ lấy nước sông Hồng vào đã thi công xong và bàn giao một số công trình đầu mối đưa vào sử dụng từ năm 2008, nhưng do mực nước sông Hồng vào mùa khô quá thấp nên không có nước chảy vào.

Để cấp nước tự chảy thường xuyên cho sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và cấp nguồn nưới tưới chủ động cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế phía Tây - Tây Nam thủ đô Hà Nội, chúng ta có thể lấy nước mặt sông Đà qua cống Lương Phú theo sông Tích, đến khu vực Sơn Tây. Bên cạnh đó, xây dựng tuyến kênh mới nối từ sông Tích đi cùng với tuyến đường trục Tây Thăng Long, tiếp nước cho sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và dẫn về Hồ Tây.

Đối với sông Tích, hiện nay dự án lấy nước sông Đà qua cống Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì để cải tạo khôi phục sông Tích đã được thi công. Dự kiến vào năm 2013, cụm công trình đầu mối và cải tạo sông Tích đến hết địa phận thị xã Sơn Tây sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong đó, cống Lương Phú được thiết kế với lưu lượng 60m3/s, cao trình mực nước mùa kiệt có cốt 9,0m; cao trình mùa lũ cốt 20,11m. Để chủ động lấy nước trong mọi điều kiện khi mực nước sông Đà không ổn định, chúng ta có thể dùng biện pháp công trình để điều tiết mực nước sau cống Lương Phú đạt cao trình khoảng cốt 13,0m, mực nước sông Tích tại Sơn Tây đạt cao trình cốt 11,0m. Ngoài ra, có thể điều chỉnh cống Lương Phú để lấy nước sông Đà với lưu lượng qua cống khoảng 140m3/s, cấp cho sông Tích khoảng 45,0m3/s, sông Đáy 40,0m3/s, sông Nhuệ 40,0m3/s, sông Tô Lịch và Hồ Tây 15,0m3/s. 

Chủ động phục vụ sản xuất

Theo ghi nhận của chúng tôi, nguồn nước lấy từ sông Đà luôn luôn ổn định cả về mùa kiệt. Nước sông Đà thường trong và sạch, ít phù sa, đủ tiêu chuẩn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, trồng rau sạch, nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ các ngành kinh tế khác. Nguồn nước này có khả năng tạo ra được dòng chảy thường xuyên, ổn định cho các con sông và có tác dụng pha loãng lượng nước thải bị ô nhiễm trên sông, hồ thuộc khu vực nội thành. Với lợi thế cao độ mực nước như trên, khi cần tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ cần mở cống đưa nước xuống kênh tưới Phù Sa và kênh tưới Đan Hoài, hoàn toàn chủ động được thời vụ và có thể xoá bỏ được một số trạm bơm tưới cấp II có cao trình mực nước tưới tại bể xả thấp hơn cao trình cốt 9,50m ở khu vực Sơn Tây; thấp hơn cao trình cốt 8,50m ở hệ thống sông Đáy và thấp hơn cao trình cốt 7,50m ở hệ thống sống Nhuệ, tiết kiệm được điện năng, giảm tiền điện và các chi phí quản lý khác.

Về diện tích thu hồi đất, sông Tích đã được thiết kế mặt cắt với lưu lượng thoát lũ khoảng 200m3/s, nên không cần mở rộng thêm. Đoạn đi theo trục Tây Thăng Long mở rộng thêm mặt cắt ngang khoảng 35m để cùng giải phóng mặt bằng với dự án thi công đường (Dự án xây dựng tuyến đường trục Tây Thăng Long từ thị xã Sơn Tây qua hai huyện Phúc Thọ và Đan Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho chủ trương đầu tư xây dựng theo hình thức BT).

Với lưu lượng khoảng 140m3/s (bằng tổng lưu lượng các công trình đầu mối phía Tây thủ đô Hà Nội đang lấy nước từ sông Hồng) nên không làm ảnh hưởng đến việc chia sẻ lượng nước của sông Đà và sông Hồng cho các địa phương khác.

Với cao độ địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, việc xây dựng con sông nổi như trên là khả thi, giải quyết được tận gốc việc cấp nguồn chủ động để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp các ngành kinh tế phía Tây- Tây Nam thủ đô Hà Nội, cấp nguồn tự chảy thường xuyên, ổn định cho sông Đáy, sông Nhuệ và các sông, hồ ao trong nội thành để thủ đô Hà Nội đạt tiêu chí: xanh, sạch, đẹp, hiện đại và bền vững.

                                                      

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần