Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp nào đảm bảo "ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên"?

Kinhtedothi-  Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, ĐB Quốc hội đã đặt vấn đề về tình trạng thiếu biên chế giáo viên. Giải pháp nào để đảm bảo nguyên tắc "ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên"?

Giao biên chế phải căn cứ trên cơ sở định mức, không theo điểm trường

ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn tỉnh Đắk Lắk) nêu, việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm, dẫn đến tình trạng nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng việc làm.

Trước tình trạng này, Bộ trưởng có trách nhiệm như thế nào và Bộ Nội vụ có trách nhiệm ra sao để giải quyết thực trạng này, nhất là vấn đề đảm bảo nguyên tắc "ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên"?

Chung câu hỏi này, ĐB Quốc hội Đỗ Huy Khánh (đoàn tỉnh Đồng Nai) cũng nêu thực trạng năm học 2022-2023 tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn rất lớn, nhất là đối với các tỉnh/thành phố có số lượng học sinh tăng cao. ĐB đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cụ thể về vấn đề này? 

Trả lời câu hỏi của ĐB về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Thực chất Bộ Nội vụ không có thẩm quyền giao biên chế viên chức hằng năm mà chỉ thẩm định biên chế viên chức để các đơn vị căn cứ vào đó, các địa phương thông qua HĐND để phân bổ. Bộ Nội vụ chỉ có chức năng đề xuất, tham mưu Chính phủ, báo cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế viên chức-nhất là biên chế viên chức giáo dục để đáp ứng được theo yêu cầu có học sinh thì phải có giáo viên. Theo định mức Bộ GD&ĐT đưa ra, năm học 2021-2022 Bộ Nội vụ xác định số lượng viên chức ngành giáo dục còn thiếu là 65.980 người.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn chiều 4/11. Ảnh: Quochoi.vn

Trước mắt Bộ Nội vụ đề nghị việc giao biên chế phải căn cứ trên cơ sở định mức, nếu căn cứ theo từng địa điểm trường rất khó khăn và không bao giờ có thể chạy theo được.

"Chúng tôi mong muốn các địa phương cố gắng sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường lớp, nhất là hệ thống trường liên cấp, dồn các điểm trường nhỏ lẻ giảm được đầu mối, giảm được biên chế"- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng dẫn chứng, ở vùng cao có nhiều tỉnh làm tốt việc sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp. Có những tỉnh dồn được 700-800 điểm trường để đưa con em đồng bào dân tộc thiểu số được về trung tâm học và học ở trường dân tộc nội trú, chất lượng sẽ được nâng lên. Đồng thời, khi giảm được đầu mối, giảm được biên chế.

Thời gian tới đây trong vai trò tham mưu các cấp có thẩm quyền để xem xét phân bổ biên chế còn lại, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp các địa phương, phối hợp với Bộ GD&ĐT phân bổ tiếp số còn lại của biên chế đã được Bộ Chính trị giao trong giai đoạn 2022-2026.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục 

Giải trình thêm về vấn đề thiếu biên chế giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thông tin: Tổng số giáo viên thiếu từ nay đến 2026 là 107 nghìn, trong khi chỉ tiêu được duyệt là hơn 65 nghìn. Trong tình hình tinh giảm biên chế Ban Bí thư, Chính phủ vẫn bố trí 65 nghìn chỉ tiêu là sự ưu ái rất lớn cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, cách tính về cần 107 nghìn chỉ tiêu ngành giáo dục đang tính từ thực tế ở các khu vực miền núi, các điểm trường xa có những lớp học không theo chuẩn, số học sinh ít hơn, có những lớp chỉ 5-7 học sinh-thậm chí ít hơn nhưng vẫn phải duy trì theo tinh thần "ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên". Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, miền núi hiện nay với tỉ lệ học sinh vùng đô thị rất nhiều.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, một trong những khâu cần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên là rà soát, sắp xếp lại lần nữa mạng lưới các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ráo riết việc này, trong 2 năm qua Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên việc này vẫn cần tiếp tục thực hiện vì mỗi địa phương có sự rà soát, sắp xếp khác nhau.

"Các địa phương trong quá trình rà soát sắp xếp không máy móc, cứng nhắc, không sắp xếp để giảm số điểm trường. Vẫn cần lấy đối tượng chính là học sinh để có điều kiện học tập tốt nhất, thuận tiện nhất và các giáo viên cũng đỡ vất vả trong quá trình triển khai công việc của mình"- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ.

ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn tỉnh Đắk Lắk) chất vấn ngày 4/11. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với ý kiến của ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt về việc tỉnh Đắk Lắk còn thiếu 1.700 chỉ tiêu biên chế giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Theo số liệu trên hệ thống của ngành giáo dục, hiện tỉnh còn hơn 2.358 chỉ tiêu biên chế chưa duyệt, năm 2022 được phân 243 chỉ tiêu nữa. Nếu tuyển hết số chỉ tiêu này thì giải quyết cơ bản việc thiếu giáo viên. Vì vậy giải pháp là khẩn trương tuyển chỉ tiêu cũ và tích cực tuyển chỉ tiêu mới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, theo Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về lớp chuẩn giáo viên. Thực tế có giáo viên theo chuẩn cũ được đào tạo ở các trường cao đẳng ra chưa đáp ứng được chuẩn mới. Lộ trình từ nay đến 2030 phải hoàn thành bồi dưỡng, nâng chuẩn. Trên cơ sở nhiều địa phương đề xuất, Bộ GD&ĐT để tạm tuyển số giáo viên theo chuẩn cũ, đẩy mạnh bồi dưỡng đến 2030 để số giáo viên này đạt chuẩn. Nếu đến lúc đó họ chưa đạt chuẩn thì sẽ chấp nhận không tham gia trong đội ngũ. Đây cũng là giải pháp về nguồn tuyển.

Bên cạnh đó, để có nguồn tuyển tốt, Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp như: Nâng cao năng lực của các trường đại học sư phạm, các chỉ tiêu đặc biệt là các ngành đào tạo cho các môn học mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong 2 năm qua số học sinh học trong các trường sư phạm đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên có nhiều địa phương không đặt hàng. Bộ GD&ĐT đang rà soát các nội dung liên quan Nghị định 116 để tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phương triển khai đặt hàng đào tạo giáo viên.

Về giải pháp ngăn, giảm số lượng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, bỏ việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát văn bản quy phạm pháp luật, thể chế chính sách liên quan đến nhà giáo, trong đó vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp ưu đãi đặc biệt cho giáo viên mầm non, tiểu học để thực hiện cấp bách giải quyết đời sống cho giáo viên với tinh thần có thực thì đạo mới vực được.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ