Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 255/TB-VPCP ngày 23/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Thông báo nêu: Công tác bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cùng với kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường là trụ cột quan trọng, không thể tách rời, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Hệ thống chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường được ban hành đồng bộ, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo điều hành để chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường có lúc, có nơi còn diễn ra rất nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị lớn; ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước tại các địa bàn tập trung đông dân cư, làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ… Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, thiếu quyết liệt, thiếu hiệu quả, chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, việc phân công nhiệm vụ còn chồng chéo, bất cập, chưa đảm bảo nguyên tắc "6 rõ" - rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền.

Tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường

Để Chỉ thị sau khi được ban hành tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm và hành động của chính quyền các cấp, người dân và doanh nghiệp; tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương tiếp tục rà soát hoàn thiện dự thảo Chỉ thị trong đó lưu ý một số nội dung sau:

- Về tên Chỉ thị: cần ngắn gọn, rõ ràng theo hướng "Chỉ thị về một số nhiệm vụ cấp bách để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".

- Nội dung đánh giá tình hình và nguyên nhân cần ngắn gọn, súc tích, khái quát tình hình mức độ, ô nhiễm môi trường trên cả nước, các vấn đề môi trường bức xúc như ô nhiễm không khí, nguồn nước ở các thành phố lớn, đô thị, ô nhiễm môi trường lưu vực sông, làng nghề.

- Về nhiệm vụ, giải pháp: Cần rà soát, tổng hợp vào dự thảo Chỉ thị các nhiệm vụ giải pháp đã được xác định trong các nghị quyết, kết luận của Đảng, nghị quyết của Chính phủ, các chỉ thị, kết luận, chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ đang thực hiện nhưng cần tiếp tục tăng cường triển khai, đảm bảo nội dung dự thảo Chỉ thị có tính kế thừa, đồng bộ, hệ thống, hiệu quả trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Cần xác định những nhiệm giải pháp cấp bách, lộ trình thời gian hoàn thành để giải quyết tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, đô thị, lưu vực sông, làng nghề.

Đối với các nhiệm vụ có cơ sở pháp lý (đã được quy định tại luật, nghị định) thì quy định theo đúng nguyên tắc "6 rõ"; những nhiệm vụ có tính mới và chưa được pháp luật quy định, có tác động sâu, rộng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì cần quy định theo hướng giao cơ quan có chức năng nghiên cứu, đề xuất, có tổng hợp, đánh giá các ý kiến của các cơ quan liên quan.

- Về phân công trách nhiệm cho các Bộ, ngành, cơ quan cần rà soát đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật, theo nguyên tắc một nhiệm vụ chỉ do một cơ quan chủ trì phụ trách, tránh trường hợp làm thay, trùng dẫm, lãng phí nguồn lực; quy định rõ trách nhiệm phối hợp trong hoạt động triển khai thực hiện.

- Về trách nhiệm của địa phương hoàn thiện theo hướng: cần quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của người đứng đầu trong xây dựng các kế hoạch, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường 5 năm và hàng năm; trách nhiệm trong triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; thiết lập hệ thống dữ liệu quan trắc, giám sát kết nối về Trung ương.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội: Chỉ thị cần giao mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả, thời gian hoàn thành và quy định trách nhiệm toàn diện của Ủy ban nhân dân 02 Thành phố trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách về bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng thống nhất với đề xuất trong dự thảo Chỉ thị giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lập, phê duyệt, triển khai các đề án theo thẩm quyền đồng thời, quy định trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai. Quá trình xây dựng, thực hiện đề án, Ủy ban nhân dân 02 Thành phố nghiên cứu có các biện pháp, chế tài đủ mạnh, phù hợp để các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường không tiếp tục diễn ra, đồng thời có các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện (hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, các chính sách hỗ trợ, …) với lộ trình, thời điểm phù hợp để đảm bảo đáp ứng được hai mục tiêu giảm ô nhiễm và đảm bảo các hoạt động dân sinh, kinh tế diễn ra bình thường; đồng thời có định hướng truyền thông để tạo sự đồng thuận của xã hội. Trong trường hợp nội dung đề án có liên quan đến quyền công dân, ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì nên ưu tiên sử dụng các hình thức kiểm soát thông qua các công cụ kinh tế, tài chính, cố gắng tránh việc cấm, dừng đột ngột vì vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường cần sự đồng lòng, ủng hộ, chung tay của người dân, doanh nghiệp và cần thời gian để thay đổi về nhận thức.

Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục hoàn thiện văn bản theo kết luận này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Báo chí phải không ngừng đổi mới, đồng hành, góp phần tích cực vào sự phát triển của Thủ đô

Báo chí phải không ngừng đổi mới, đồng hành, góp phần tích cực vào sự phát triển của Thủ đô

21 Jun, 06:16 AM

Kinhtedothi - “Báo chí Cách mạng Việt Nam được Đảng, Bác Hồ sáng lập và lãnh đạo, với truyền thống vẻ vang 100 năm qua đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới. Các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo nhiều thế hệ đã không ngừng nỗ lực, khẳng định vị trí, vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, là phương tiện thông tin tuyên truyền hữu hiệu của các cấp chính quyền; là diễn đàn tin cậy của đảng viên và Nhân dân; trong đó, báo chí Hà Nội với bề dày hoạt động, đã có nhiều thành tích, xung kích, đồng hành, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của đất nước và Thủ đô”. Đó là lời khẳng định của Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản trong cuộc trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Địa chỉ đỏ của Báo chí Cách mạng Việt Nam

Địa chỉ đỏ của Báo chí Cách mạng Việt Nam

21 Jun, 06:00 AM

Kinhtedothi- “Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên. Tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng, là những người tiên phong trên mặt trận báo chí… Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!”. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người đối với báo chí, mà còn là mệnh lệnh thiêng liêng gửi đến lớp người cầm bút hôm qua, hôm nay và mai sau.

Báo chí góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn

Báo chí góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn

21 Jun, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), vấn đề trách nhiệm xã hội của báo chí - câu chuyện không mới nhưng luôn thời sự tiếp tục được đặt ra, đặc biệt trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển. Không dừng ở việc cung cấp kịp thời các thông tin chính xác, khách quan, chân thực, báo chí còn thể hiện trách nhiệm trước các vấn đề xã hội.

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Thắp sáng niềm tin, kiến tạo tương lai

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025): Thắp sáng niềm tin, kiến tạo tương lai

21 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi- Cách đây tròn một thế kỷ, ngày 21/6/1925, tờ Báo Thanh niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Suốt tiến trình 100 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước và dân tộc, những người làm báo Việt Nam có quyền tự hào luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Từ những ngày đầu, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục khẳng định vị thế, bản lĩnh trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ