Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giảm quan liêu, thêm tỷ đô

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tệ quan liêu khá phổ biến trong thương mại quốc tế không chỉ gây ra những thiệt hại hàng tỷ USD mà còn là rào cản lớn đối với giao thương hàng hóa trên khắp thế giới.

Giảm quan liêu, thêm tỷ đô - Ảnh 1


Ảnh minh họa

Trong các chỉ số thúc đẩy thương mại (TFIs) vừa được công bố, tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) cho rằng, một thỏa thuận đa phương nhằm giảm tệ quan liêu trong thương mại quốc tế sẽ giúp giảm mạnh chi phí thương mại và đóng góp thêm hàng tỷ USD cho kinh tế toàn cầu.
 
TFIs được OECD xây dựng nhằm giúp các chính phủ trên thế giới cải thiện các thủ tục hải quan, cắt giảm chi phí thương mại, tăng dòng chảy thương mại và gặt hái nhiều lợi ích hơn từ thương mại quốc tế.

Tổng Thư ký OECD Engiơn Guria (Angel Gurria) nhấn mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại là để tiếp cận thị trường thế giới được dễ dàng hơn. Các thủ tục hải quan phiền hà và tệ quan liêu quá mức sẽ làm gia tăng chi phí, mà cuối cùng sẽ đè lên vai doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. Bởi vậy, các chính phủ cần tận dụng các cuộc đàm phán thúc đẩy thương mại để giảm bớt hoặc loại bỏ những trở ngại này.

OECD ước tính cắt giảm chi phí thương mại toàn cầu 1% sẽ giúp tăng thu nhập toàn thế giới thêm hơn 40 tỷ USD, phần lớn ở các nước đang phát triển.

Tiến hành nghiên cứu để xây dựng TFIs, các chuyên gia thấy nếu giảm bớt các thủ tục hải quan sẽ mang lại hơn 5% GDP tại một số nước châu Phi; cắt giảm 2,8% chi phí thương mại đối với các nước thu nhập trung bình khá, 2,2% đối với các nước có thu nhập trung bình thấp...

Ủy ban LHQ về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định, loại trừ nạn quan liêu, thương mại nội bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng thêm 250 tỷ USD, tức 21%. UNESCAP và ADB cho rằng, mặc dù thuế quan đã giảm nhưng nạn quan liêu thể hiện trong những thủ tục qua biên giới và hải quan rắc rối, rườm rà… vẫn là những trở ngại lớn đối với thương mại trong khu vực và quốc tế.