Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giao dịch cổ phiếu tăng mạnh trong tháng 9

Kinhtedothi - Trong tháng 9 sàn HNX có 5 mã niêm yết mới (NDF, BII, TVC, PEN, CEO), như vậy, tính đến ngày 30/9 trên HNX có 365 mã cổ phiếu (CP) niêm yết, với tổng khối lượng niêm yết đạt xấp xỉ 9.093 triệu CP, tương ứng với tổng giá trị niêm yết thị trường đạt 143.113 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết diễn biến theo xu hướng tăng điểm là chủ đạo. HNX Index có 12 phiên tăng điểm, 7 phiên giảm điểm và 1 phiên không biến động điểm số, tổng cộng tăng 1,59 điểm (+1,83%) so với thời điểm cuối tháng trước, dừng tại mức 88,63 điểm tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/09/2014. Các chỉ số khác trong bộ chỉ số HNX cũng tăng trưởng khá ổn định so với thời điểm kết thúc giao dịch tháng 8: Chỉ số tổng hợp thị trường HNX FF Index đạt 88,67 điểm, tăng 1,51 điểm (+1,73%); chỉ số HNX 30 đạt 180,8 điểm, tăng 1,15 điểm (+0,64%); chỉ số HNX Large Cap đạt 133,08 điểm, tăng 13,01 điểm (+10,84%); chỉ số HNX Mid/Small Cap đạt 134,54 điểm, tăng 1,46 điểm (+1,1%); 3 chỉ số ngành có 2 chỉ số tăng điểm và 1 chỉ số giảm điểm nhẹ, trong đó chỉ số ngành Tài chính dừng tại mức 138,18 điểm, tăng 4,99 điểm (+3,75%), chỉ số ngành Xây dựng đạt 128,62 điểm, giảm 0,01 điểm (-0,01%), chỉ số ngành Công nghiệp cũng có mức tăng đầy ấn tượng, đạt 137,4 điểm, tăng 2,86 điểm (+2,13%).

 
 
Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường tăng mạnh mẽ so với tháng trước, tổng khối lượng giao dịch (KLGD) đạt 1.766 triệu CP, giá trị giao dịch (GTGD) tương ứng đạt 24.731 tỷ đồng, tính bình quân KLGD đạt 88,32 triệu CP/phiên, GTGD bình quân đạt 1.237 tỷ đồng/phiên (+41,13% KLGD, +56,10% GTGD so với tháng trước). Giao dịch của nhóm 10 CP có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đạt 499,3 triệu CP, chiếm 28,27% KLGD toàn thị trường.

Về KLGD, cổ phiếu PVX giữ vị trí dẫn đầu với khối lượng chuyển nhượng đạt 229,62 triệu CP, chiếm 13% KLGD toàn thị trường. KLF đứng thứ hai, khối lượng giao dịch của mã này đạt 134,4 triệu CP, chiếm 7,61% KLGD toàn thị trường. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về SHB (112,6 triệu CP, chiếm 6,37%), SCR (103,51 triệu CP, chiếm 5,86%) và PVS (102,75 triệu CP, chiếm 5,82%). Giao dịch của nhóm 5 CP này đạt 682,88 triệu CP, chiếm 38,66% KLGD toàn thị trường. Ngoài 5 CP trên, một số CP khác cũng được giao dịch mạnh là SHS (93,73 triệu CP), KLS (92,78 triệu CP), FIT (68,64 triệu CP), PVC (49,86 triệu CP), PVL (43,22 triệu CP), …

 Xét về giá cổ phiếu, số lượng CP tăng giá giành thế áp đảo với 173 CP (chiếm 47,40% tổng số lượng CP niêm yết trên thị trường), còn lại là 135 CP giảm giá và 57 CP đứng giá. Xét về tỷ lệ tăng giá, những CP tăng giá mạnh nhất trong tháng là NDF (+128,28%), TVC (+105,6%), BCC (+70,59%), TET (+66,67%), S55 (+65,59%), FIT (+62,76%), TIG (+50%), CVT (+47,13%), IDV (+46,03%) và NHC (+42,73%). Ngược lại, giảm giá mạnh nhất là các cổ phiếu KSK (-42,86%), CID (-37,66%), SEB (-29,23%), CAN (-29,03%), SDG(-24,30%), VTS (-24,06%), HTP (-23,38%), DGC (-20,55%) và SSG, PJC (-20%).

Tháng này, khối ngoại giao dịch khá sôi động, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển nhượng tổng cộng 74,96 triệu CP, tương ứng với GTGD đạt 1.715 tỷ đồng, trong đó giao dịch bán ra chiếm ưu thế với 43,15 triệu CP,còn lại là 31,81 triệu CP được mua vào. Khối ngoại mua vào tổng cộng 202 mã CP, trong đó dẫn đầu là các mã PVS (9,62 triệu CP), SHB (7,26 triệu CP), VCG (2,27 triệu CP), VND (1,37 triệu CP) và KLS (1,08 triệu CP). Ngược lại, giao dịch bán ra được thực hiện thông qua 176 mã CP, tập trung chủ yếu đối với các mã PVS (11,71 triệu CP), VCG (9,74 triệu CP), SHB (7,24 triệu CP), VND (5,32 triệu CP) và PVC (2,36 triệu CP).

Trên thị trường UPCoM trong tháng 9 có 3 mã đăng kí giao dịch mới (VIN, DAS, MMC) và 1 mã hủy đăng kí giao dịch (DNT), tính đến thời điểm 30/09/2014, số cổ phiếu đăng kí giao dịch trên thị trường Upcom là 156 mã CP. Chỉ số UPCoM-Index tăng điểm rất mạnh với 15 phiên tăng điểm và 5 phiên giảm điểm, tổng cộng tăng 13,52 điểm (+25,07%), dừng tại mức 67,44 điểm tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng. Tổng cộng có 69 triệu CP được chuyển nhượng, tương ứng với GTGD đạt 777,86 tỷ đồng, tính bình quân, KLGD đạt 3,45 triệu CP/phiên và GTGD đạt 38,89 tỷ đồng/phiên (+12,16% KLGD, -14,93% GTGD so với tháng trước).

5 cổ phiếu giao dịch mạnh nhất trong tháng 09 năm 2014
TT Mã CK KLGD

(cổ phiếu)
GTGD

(đồng)
Tỷ lệ KLGD

(%)
Tỷ lệ GTGD

(%)
1 PVX 229.619.349 1.438.665.090.000 13,00 5,82
2 KLF 134.400.769 1.698.709.000.100 7,61 6,87
3 SHB 112.596.345 1.061.179.330.900 6,37 4,29
4 SCR 103.512.040 1.057.830.492.200 5,86 4,28
5 PVS 102.753.090 4.357.718.761.500 5,82 17,62
 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong tháng 09 năm 2014
TT Mã CK Giá đóng

cửa ngày

29/08/2014

(đ/CP)
Giá đóng

cửa ngày

30/09/2014

(đ/CP)
Chênh lệch

(đ/CP)
Tỷ lệ

chênh lệch (%)
1 NDF 14.500 33.100 18.600 128,28
2 TVC 12.500 25.700 13.200 105,60
3 BCC 8.500 14.500 6.000 70,59
4 TET 13.800 23.000 9.200 66,67
5 S55 46.500 77.000 30.500 65,59
Trên thị trường sơ cấp, trong tháng 9, HNX chỉ tổ chức một phiên đấu giá bán bớt phần vốn Nhà nước của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long với số lượng cổ phần chào bán là hơn 6,3 triệu cổ phần. Kết quả, 100% cổ phần đưa ra chào bán đã được bán hết cho 7 nhà đầu tư, giá trị cổ phần bán được đạt 65,6 tỷ đồng. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

15 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng. Đây là bước đi phù hợp giúp tăng tính chủ động cho ngân hàng. Làm sao để vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa bảo vệ được sự an toàn, ổn định của hệ thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ