Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo dục Việt Nam xếp hạng 12: Mừng, nhưng vẫn phải lo!

Kinhtedothi - Việt Nam đứng ở vị trí số 12 trong bảng xếp hạng trường học mới nhất của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Dựa trên kết quả kiểm tra tại 76 quốc gia, Việt Nam xếp ở vị trí trên các nước có nền giáo dục phát triển như: Anh (vị trí 20), Pháp (23), Mỹ (28), Thụy Điển (35)… khiến nhiều người bất ngờ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
“Nếu quả đúng như vậy thì đó là điều đáng mừng đối với nền giáo dục nước nhà. Quan sát sự thật, chỉ có một số người qua kỳ thi nào đó để kiểm tra thì cũng có thể, nhưng nếu thực tế cả nền giáo dục thì không nên đánh giá chủ quan như vậy. Bởi so sánh với các nước, giáo dục của mình còn yếu” - PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết. Ông Nhĩ lo lắng, nhìn một cách tổng thể thì thực sự chưa yên tâm với giáo dục của chúng ta. Các em chỉ được học lý thuyết còn kỹ năng sống chưa được trang bị nhiều, ra đời khó đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Từ kết quả xếp hạng thứ 12, GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng “cũng mừng vì giáo dục của mình thế nào mới được như vậy. Nhưng không nên chủ quan suy rộng ra nền giáo dục của mình tốt mà không đổi mới thì không được”.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, chúng ta vui vì khả năng học Toán và Khoa học của học sinh Việt Nam ở độ tuổi 15 đứng ở thứ hạng 12. Còn mừng thì chưa vì chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện.

“Nhân dịp này Việt Nam nên đo 2 chỉ số này ở diện rộng, cả ở vùng sâu xa, có kết quả tốt thì mới đáng mừng.” - thầy Tùng Lâm đề nghị.

Nhiều chuyên gia giáo dục khác cũng đồng tình với các ý kiến trên, bởi việc xếp hạng này, OECD chỉ đo ở chỉ số nhỏ, không thể đại diện cho chất lượng giáo dục nước nhà. Nghị quyết số 29 về đổi mới giáo dục cũng đã nêu ra nhiều nhược điểm, trong đó có giáo dục ứng thí, dạy để thi. Đào tạo trước kia chủ yếu cung cấp kiến thức nay chuyển hướng sang phát triển năng lực của người học, lấy người học làm trung tâm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ