Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP Hồ Chí Minh:

Giao lưu âm nhạc nghệ thuật Phật giáo quốc tế diễn ra vào tối 7/5

Kinhtedothi – Nằm trong chuỗi các sự kiện trọng điểm của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 (Đại lễ Vesak 2025) được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, vào 20 giờ tối 7/5 sẽ diễn ra chương trình giao lưu âm nhạc nghệ thuật Phật giáo quốc tế.

Ngày 7/5, Đại lễ Vesak 2025 tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục diễn ra với Hội thảo khoa học quốc tế. Ban Tổ chức cho biết đã nhận được 578 bài tham luận bằng tiếng Anh và 330 bài tham luận bằng tiếng Việt. Các bài tham luận tập trung vào các chủ đề về hòa bình, phát triển bền vững và ứng dụng giáo lý Phật giáo vào xã hội hiện đại.

Đại biểu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học quốc tế trong
Đại lễ Vesak 2025, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. 

Đại lễ Vesak 2025 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, đón khoảng 1.500 đại biểu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ đề của Đại lễ Vesak 2025 là “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Ngoài ra, còn có các chủ đề phụ: “Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới”; “Tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm: Con đường hòa giải”; “Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người”; “Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững” và “Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu”.

Đại biểu thuộc tổ chức Phật giáo quốc tế dự hội thảo của Đại lễ Vesak 2025.

Đại biểu thuộc Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak 2025 dự hội thảo.

Nằm trong chuỗi các sự kiện trọng điểm của Đại lễ Vesak 2025, 20 giờ tối 7/5 sẽ diễn ra chương trình giao lưu âm nhạc nghệ thuật Phật giáo quốc tế do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam chỉ đạo tổ chức. Địa điểm diễn ra chương trình giao lưu tại tầng 5 cao ốc Thisky Hall (có sức chứa 3.000 khán giả), số 10 Mai Chí Thọ - khu đô thị Sala, Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), được truyền hình trực tiếp.

Đại lễ Vesak 2025 có khoảng 1.500 đại biểu trong nước và hơn 1.200 đại biểu quốc tế tham dự. Clip: Tân Tiến

Đại biểu là phật tử tham gia Đại lễ Vesak 2025. 

Giảng đường Minh Châu - nơi diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về Phật giáo, có sức chứa vài nghìn người.

Qua hàng nghìn năm phát triển, Phật giáo Việt Nam đã hình thành nên một nền đạo học đặc sắc, nơi các tông phái như: Nguyên thủy, Thiền tông, Tịnh độ và Đại thừa cùng tồn tại hài hòa, lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc, trở thành một phần cốt lõi của văn hóa dân tộc.

Một góc Học viện Phật giáo Việt Nam - cơ sở Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh), nơi tổ chức Đại lễ Vesak 2025. 

Trong chương trình nghệ thuật lần này, các tác phẩm âm nhạc như “Tinh túy Bát nhã Ba La Mật Đa”, “Thế Tôn ca”, “Vesak ca”, “Sống vui – Tạ ơn” hay “Đạo Phật tỏa sáng năm châu”…, sẽ đưa khán giả bước vào không gian Phật pháp thông qua các tác phẩm nghệ thuật được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nhạc giao hưởng – dân tộc – đương đại cùng hiệu ứng sân khấu hiện đại, ánh sáng và mỹ thuật sân khấu.

Đại lễ Vesak 2025, chư tăng, phật tử, khách thập phương được chiêm bái Xá lợi Đức Phật - bảo vật Quốc gia Ấn Độ.

Ban Tổ chức Đại lễ Vesak 2025 dựng nhiều nhà chờ để chư tăng, phật tử, khách thập phương vào chiêm bái Xá lợi Đức Phật. 
Tham dự Đại lễ Vesak 2025, đại biểu có thể thưởng thức trà trong khu trà đạo. 
Ban Tổ chức cũng dựng 3 khu ẩm thực phục vụ đại biểu trong những ngày diễn ra Đại lễ Vesak 2025 tại TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, chương trình còn là cầu nối văn hóa giữa các quốc gia, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan, SriLanka, Việt Nam… sẽ mang lại sự phong phú về trải nghiệm văn hóa Phật giáo. Giao lưu âm nhạc nghệ thuật Vesak 2025 không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật trong mùa đại lễ, mà còn là cơ hội để bạn bè quốc tế cảm nhận rõ hơn một Việt Nam hiền hòa, sâu sắc và sáng tạo – nơi đạo và đời hòa quyện, nơi từng giai điệu được cất lên đều mang theo thông điệp của ánh sáng thiện lành, của sự tỉnh thức và yêu thương.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lý do chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp

Lý do chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp

07 May, 10:05 PM

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy khẳng định: những sửa đổi này nhằm phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước, một nhiệm vụ đang được chúng ta thực hiện tích cực và đạt hiệu quả cao.

Thủ tướng: Trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tại Kỳ họp thứ 9

Thủ tướng: Trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tại Kỳ họp thứ 9

07 May, 09:56 PM

Kinhtedothi - Chiều 7/5, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội sẽ khai trương vào ngày 9/5

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội sẽ khai trương vào ngày 9/5

07 May, 09:54 PM

Kinhtedothi - Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội sẽ chính thức được khai trương vào chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số TP Hà Nội (số 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội).

Tạo cơ chế thúc đẩy giao thoa, chuyển đổi giữa lao động khu vực công và tư nhân

Tạo cơ chế thúc đẩy giao thoa, chuyển đổi giữa lao động khu vực công và tư nhân

07 May, 09:27 PM

Kinhtedothi - Rào cản thể chế đang hạn chế sự phát triển và hiểu biết lẫn nhau giữa khối lao động Nhà nước và tư nhân. Đại biểu Quốc hội đề nghị lần sửa đổi này của Luật Cán bộ, công chức phải tạo cơ chế để thúc đẩy giao thoa lao động giữa khu vực Nhà nước và tư nhân; thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị và Trung ương về vấn đề này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ