Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giáo sư Hồ Ngọc Đại ra mắt sách về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

Lưu Ly
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Cuốn sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại chỉ gần 200 trang nhưng là sản phẩm của cả đời nghiên cứu và thực nghiệm theo phương pháp tiếp cận hiện đại với học sinh tiểu học.

Sáng nay (12/9), tại báo Kinh tế & Đô thị, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại đã có cuộc trao đổi với báo chí về cuốn sách "Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục".
Cuốn sách sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Cuốn sách được xem là "di ngôn" của GS Đại về những nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn của ông theo phương pháp tiếp cận hiện đại với học sinh tiểu học. Theo GS Đại, thế kỷ 21 là xã hội của phạm trù cá nhân, vậy nên thế triết lý giáo dục của thời đại này phải là "triết lý hợp tác". GS Đại mong muốn cuốn sách này ngắn gọn nhất.
 GS Hồ Ngọc Đại.
Trong buổi chia sẻ, GS Đại đã kể về triết lý “phục tùng” của Khổng Tử trong một xã hội của phạm trù đẳng cấp, tận trung với bề trên; triết lý "đấu tranh" của Marx của phạm trù giai cấp, với các giai cấp đối kháng.
Từ đây, GS Đại cho rằng giáo dục là "quá trình chuyển vào trong", trẻ em phải tự làm theo một quy trình có thể tổ chức và kiểm soát được. Để làm được điều này, giải pháp sư phạm là thầy thiết kế, giao việc và trò thực hiện, tự làm ra sản phẩm giáo dục, lấy năng lực cấp cho cá nhân mình để tạo ra sự phát triển của chính mình, trở thành chính mình.
Trong những cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, Toán, Đạo đức của mình, GS Hồ Ngọc Đại đã thể hiện quan điểm làm sao để trẻ học tự nhiên như là sống, sống tự nhiên như là học. “ Những giá trị sống mà trẻ nhận được là do trẻ làm quen với các kỹ năng, hành vi, từ đó nhận ra các giá trị chúng muốn có” - GS Đại quan niệm.
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại luôn mong muốn mang tất cả trẻ em được hạnh phúc. GS khuyên người lớn đừng áp đặt lên trẻ con những lối mòn cũ kỹ và trẻ em lớn lên sẽ đàng hoàng khi từ bé được tôn trọng.