Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ "điểm nghẽn" để dịch chuyển năng lượng xanh

Kinhtedothi - Dịch chuyển năng lượng đang là xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện chiến lược này, nên có nhiều ưu đãi và xây dựng khung chính sách giảm thiểu thách thức, tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo.
Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: Khắc Kiên

Chịu ràng buộc và ảnh hưởng không nhỏ

Tại Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ngày 17/10, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng cho biết: nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, chịu sự ràng buộc trên nhiều phương diện bởi thị trường quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu.

Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, việc tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo là vấn đề thực sự cấp bách. Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng phát biểu. Ảnh: Khắc Kiên

Những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Tại Việt Nam, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về thúc đẩy, phát triển các nguồn năng lượng sạch để bảo đảm cho việc cung ứng điện, thúc đẩy phát triển xanh, bền vững, bên cạnh những chính sách phù hợp, chúng ta cần có các nghiên cứu khoa học, sáng tạo về kỹ thuật, công nghệ và những kinh nghiệm của quốc tế trong chuyển dịch năng lượng. Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm chia sẻ. Ảnh: Khắc Kiên

Nhìn nhận vấn đề, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm đánh giá, các dự án năng lượng mới sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Thứ nhất, thách thức về tài chính. Các dự án năng lượng lớn cần chi phí đầu tư ban đầu đáng kể, nhưng các sản phẩm tài chính hiện có không đủ đa dạng và dài hạn để phù hợp với nhu cầu. Các cơ chế tài chính mới như tài chính hỗn hợp, trái phiếu và khoản vay xanh hoặc liên kết bền vững và các công cụ nâng cao hiệu quả tín dụng chưa được sử dụng rộng rãi.

Thứ hai, về chính sách. Quy trình ban hành chính sách mất nhiều thời gian, cấp phép phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà, đây là những nguyên nhân chính, ảnh hưởng xấu đến tiến độ dự án.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tính khả thi của Hợp đồng Mua bán Điện (PPA) và khung pháp lý đặt ra nhiều rủi ro cho các dự án năng lượng tái tạo.

Thứ ba, các khoảng trống trong chuỗi cung ứng nội địa trong ngành năng lượng mới, sản xuất năng lượng tái tạo. Với lĩnh vực năng lượng tái tạo, việc sản xuất các thành phần như tế bào quang điện và cánh quạt gió đòi hỏi sản xuất chuyên biệt, với gần 90% nguồn cung nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Mỹ nên còn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tương tự, với lĩnh vực điện mặt trời, Việt Nam chưa tự chủ được việc sản xuất pin. Việt Nam có trữ lượng khoáng sản quan trọng phong phú, nhưng chuỗi cung ứng thượng nguồn vẫn còn non trẻ, phụ thuộc đáng kể vào các nguyên liệu quan trọng nhập khẩu. Chuỗi cung ứng pin hạ nguồn, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng và tái chế pin, cũng vẫn chưa phát triển.

Song, hiện vẫn có những điểm nghẽn pháp lý cần chỉnh sửa trong thời gian tới. Quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng, nếu được thực hiện tốt, sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước.

Định hướng chiến lược dài hạn

Ở góc độ doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Điều hành May 10 Hà Mạnh cho biết, để đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu như Mỹ, châu Âu và các thị trường phát triển khác, xu thế xanh hóa là yêu cầu bắt buộc đối với ngành dệt may. 

Tổng Giám đốc Điều hành May 10 Hà Mạnh chia sẻ. Ảnh: Khắc Kiên

Đối với ngành dệt may, trước thách thức và yêu cầu của các khách hàng quốc tế trong việc đánh giá các nhà máy, quy trình sản xuất, sản phẩm, các doanh nghiệp như May 10 đã có chiến lược để không nằm ngoài yêu cầu chung của chuỗi cung ứng như xây dựng chiến lược để chuyển đổi xanh trong quá trình sản xuất để tiến tới thực hiện kinh tế tuần hoàn.

"Do đặc thù điện năng lượng mặt trời phụ thuộc thời tiết và điều kiện cơ sở hạ tầng của từng doanh nghiệp, nếu thực hiện hoàn thiện hệ thống điện mặt trời áp mái, tỷ lệ cung ứng điện sạch cho sản lượng điện tiêu thụ chỉ đến 30%. Do đó, doanh nghiệp cũng mong muốn tìm thêm nguồn cung ứng về năng lượng sách khác" - ông Hà Mạnh nói.

Gần đây, Chính phủ đã có Nghị định số 80/2024/NĐ-CP đưa ra cơ chế mua bán điện trực tiếp tạo ra cơ hội thúc đẩy tích cực tăng cường đầu tư, tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư trong các doanh nghiệp và xã hội; đồng thời, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận nguồn cung ứng năng lượng sạch.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng, chứng minh nguồn cung ứng điện sạch phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao, đảm bảo tiến trình xanh hóa của doanh nghiệp, cần có cơ chế chính sách thúc đẩy hiện thực hóa thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa người sử dụng điện năng và nhà cung ứng điện năng sạch.

Từ thực tế, theo đại diện VCCI, Việt Nam cần định hướng thực hiện một chiến lược phát triển hạn chế phát thải carbon trong dài hạn và trung hòa carbon vào năm 2050 phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về môi trường, chiến lược này có thể đem lại cho Việt Nam một số hiệu quả về kinh tế và tài chính vượt trội so với một lộ trình carbon cao.

Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Sĩ Đăng đồng quan điểm, trong chuyển dịch chuỗi năng lượng toàn cầu, Việt Nam không nằm ngoài chuỗi cung ứng về năng lượng. Động lực chuyển đổi năng lượng xuất phát từ tiềm năng và tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng này gồm 4 khâu: Sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm cơ hội từ chuyển dịch năng lượng để làm chủ công nghệ tiên tiến thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gánh nặng truy xuất nguồn gốc đè nên sản thương mại điện tử

Gánh nặng truy xuất nguồn gốc đè nên sản thương mại điện tử

22 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Quy mô TMĐT Việt Nam năm 2025 có thể lên tới 25 - 32 tỷ USD với mức tăng trưởng từ 18 – 20%, chiếm vị trí đáng kể trong lĩnh vực thương mại và kinh tế số. Tuy nhiên, một số bất cập được VECOM chỉ ra, ngoài vấn đề thuế, các sàn TMĐT phải thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa trước và trong quá trình vận hành nền tảng đang tạo "gánh nặng" cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực.

EVNHANOI tích cực xây dựng cộng đồng tiêu dùng điện thông minh, tiết kiệm

EVNHANOI tích cực xây dựng cộng đồng tiêu dùng điện thông minh, tiết kiệm

22 May, 01:46 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nhu cầu sử dụng điện liên tục gia tăng, đặc biệt trong những tháng cao điểm nắng nóng, việc thực hành tiết kiệm điện không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội. Trong đó, nhóm khách hàng công sở, khối hành chính sự nghiệp cần đóng vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Mua vòng bi cầu rãnh sâu chính hãng tại PLB Việt Nam

Mua vòng bi cầu rãnh sâu chính hãng tại PLB Việt Nam

22 May, 11:39 AM

Kinhtedothi - Mua vòng bi cầu rãnh sâu chính hãng là một quyết định quan trọng đối với ngành công nghiệp cơ khí. Những vòng bi này góp phần giảm thiểu các sự cố gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bài viết này PLB Việt Nam sẽ đi sâu phân tích các đặc điểm nổi bật của vòng bi cầu rãnh sâu chính hãng cùng những lợi ích.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ