Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ khó cho doanh nghiệp: Linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng

KTĐT - Trên 2.400 doanh nghiệp (DN) đã làm thủ tục giải thể và khoảng trên 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế (riêng số DN đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 62,18% so với cùng kỳ).
 Cộng đồng DN Việt Nam những tháng đầu năm nay đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
 

"Sức khỏe" DN tiếp tục xấu đi?

Báo cáo kết quả điều tra về thực trạng và tình hình khó khăn của DN trong phạm vi cả nước gồm 319 DN nhà nước, 7.343 DN ngoài nhà nước, 711 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cho thấy, số DN thực tế còn hoạt động chiếm 91,6%; số DN đã hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,1%; số DN ngừng sản xuất kinh doanh, DN chờ hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm gần 4,3%.

 Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đều có chiều hướng xấu đi về lợi nhuận, doanh số, hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng máy móc, cũng như số lượng lao động… Nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất cao lại tăng trưởng âm. Một số nhóm hàng chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu như dệt may, giày dép và có độ phụ thuộc cao vào nguyên vật liệu nhập ngoại... kim ngạch nhập khẩu lại giảm mạnh, cho thấy khó khăn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu thời gian tới.

Theo nhiều dự báo, đến cuối quý II/2012, làn sóng DN trong nước phá sản, dừng hoạt động và không nộp thuế sẽ tiếp tục gia tăng. Hậu quả không chỉ làm gia tăng áp lực thất nghiệp và an sinh xã hội,… mà còn gia tăng làn sóng thâu tóm các DN và thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư ngoại…

Hỗ trợ DN cần thiết thực hơn

Thông thường, ở các nước thị trường phát triển, tỷ lệ DN giải thể trong 3 năm đầu sau khi thành lập khoảng 25 - 30%. Thực tế ở Việt Nam thời gian qua, số DN giải thể mỗi năm cũng thường trên dưới 10 - 20% do những khó khăn về tài chính; thay đổi chiến lược kinh doanh… Tuy nhiên, hiện nay, các khó khăn chủ yếu của DN lại liên quan đến sự gia tăng chi phí sản xuất do lãi suất cao trong khi sức mua cả trong và ngoài nước giảm mạnh.

Tuy nhiên, với việc dỡ bỏ trần lãi suất cho vay sớm, trong khi giữ và khống chế trần lãi suất huy động thấp hơn mức lạm phát, đã khiến các ngân hàng đứng trước hai sức ép: Một mặt, chịu sức ép cạnh tranh nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động. Mặt khác, do mức lãi suất huy động trần danh nghĩa thấp, không tuân theo nguyên tắc lãi suất thực dương, khiến các ngân hàng luôn tìm cách "lách luật, lách trần", tạo sự căng thẳng khả năng thanh khoản, buôn bán vốn long vòng, thiếu minh bạch và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng chịu sức ép tìm kiếm khách hàng  đủ sức chịu lãi vay cao, khiến dòng vốn tín dụng ngân hàng bị dồn tụ. Việc "tập trung trứng vào một giỏ" kiểu đó khiến rủi ro tín dụng gia tăng và chủ trương tập trung cho vay sản xuất, nhất là cho vay tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, cũng như cho vay DN vừa và nhỏ sẽ chỉ là lời hiệu triệu tốt đẹp, an ủi tinh thần cho những người trong cuộc.

Lãi suất cho vay quá cao đang khiến hệ thống DN mất khả năng cạnh tranh, nguy cơ thu hẹp sản xuất, vỡ nợ…Vì vậy, việc tái lập và duy trì trần lãi suất cho vay không quá 3% so với trần lãi suất huy động cần mở rộng hơn thay vì chỉ với 4 lĩnh vực (nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN vừa và nhỏ). Bên cạnh giải pháp về lãi suất - tín dụng, việc phối hợp đồng bộ những giải pháp tài chính là cần thiết, mà gói hỗ trợ DN trị giá 29.000 tỷ đồng của Chính phủ là một minh chứng. Tuy nhiên, mục tiêu ưu tiên và xuyên suốt trong quản lý vĩ mô Nhà nuớc của năm 2012 vẫn cần tiếp tục nhất quán, ngày càng hoàn thiện cơ chế và nguyên tắc thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát tăng trở lại… Hỗ trợ phải đúng địa chỉ, đúng mục tiêu và kịp thời theo mức độ khó khăn của DN… Điều này cũng góp phần định huớng và thúc đẩy qua trình tái cấu trúc DN, nền kinh tế phù hợp với lợi thế cạnh tranh và bảo đảm an sinh xã hội.

  

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình họp bàn phương án nhân sự sau hợp nhất

Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình họp bàn phương án nhân sự sau hợp nhất

15 May, 07:14 PM

Kinhtedothi - Chiều 15/5, tại trụ sở UBND tỉnh Hà Nam đã diễn ra hội nghị làm việc giữa Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định để chuẩn bị phương án nhân sự theo Kết luận số 150-KL/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.

Quận Hai Bà Trưng khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong học tập, làm theo Bác

Quận Hai Bà Trưng khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong học tập, làm theo Bác

15 May, 05:04 PM

Kinhtedothi-Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW đã tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân quận Hai Bà Trưng, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp thường xuyên tu dưỡng, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác từ những việc hàng ngày để cấp dưới, quần chúng làm theo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ