Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ rào cản định chế tài chính để doanh nghiệp phát triển xanh, bền vững

Kinhtedothi - Một trong các rào cản chính là vốn khiến nhiều doanh nghiệp bị tụt lại phía sau. Do đó, rõ về cơ chế định chế tài chính, bố trí nguồn vốn xanh sẽ góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững,

Khó huy động nguồn vốn

Với doanh nghiệp Việt, dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng lấy chuyển đổi xanh làm lợi thế cạnh tranh, bởi khả năng chuyển đổi xanh rất nhanh. Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết, 35 năm qua doanh nghiệp phát triển chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững, tất cả các sản phẩm của cây lúa đều có thể đưa vào chế biến sâu và biến thành giá trị gia tăng rất lớn, trở thành một vòng tuần hoàn tự nhiên.

Tổng Công ty May 10 là đơn vị tiên phong xanh hóa để phát triển bền vững. Ảnh: Khắc Kiên

Sau khi áp dụng tất cả mô hình, Lộc Trời đã giảm chi phí cho người nông dân 14%. Tuy nhiên, dù thực hiện rất nhiều chương trình nhưng doanh nghiệp khó thể tiến xa được, đôi khi dậm chân tại chỗ. Việc phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững có lợi cho người nông dân và đóng góp cho môi trường nhưng thị trường tín chỉ carbon hiện chưa có. Vì vậy, chính sách cần theo kịp và sớm giải quyết vấn đề này.

Còn Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho rằng do chưa có chính sách, quy định cụ thể cho ngành dệt may về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh hay ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp)... Dù Vinatex đã áp dụng các giải pháp và đạt được những kết quả nhất định, Chủ tịch Vinatex cho rằng, thách thức thực hành ESG, kinh tế tuần hoàn hiện rất lớn. Bởi hành lang pháp lý trong nước còn hạn chế. Trong đó, hệ thống tài chính cho phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, tài chính ESG còn non trẻ, khiến các dự án dệt may xanh, bền vững gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn vốn. 

Nhìn nhận vấn đề, Chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên Hợp quốc (UNFCCC) Nguyễn Phương Nam đánh giá, về khung khổ pháp lý, các chính sách, các văn bản mang tính chiến lược của Việt Nam đã đề cập đến, thậm chí đề cập trong hiến pháp. Tuy nhiên, nếu rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay ở Việt Nam chỉ có hai văn bản có nhắc đến cụm từ ESG.

Đầu tư cho dây chuyền công nghệ cũng cần rất nhiều nguồn vốn. Ảnh: Khắc Kiên

Hiện có nhiều doanh nghiệp đang triển khai thực hiện ESG với mong muốn chuyển đổi xanh, song những việc làm này chưa đem lại lợi nhuận. Vô hình chung, xét về kinh tế bền vững thì “bền vững” là có, nhưng phần “kinh tế” lại chưa. Nói dễ nhưng thực hành cực khó.

Ông Nguyễn Phương Nam dẫn chứng, một chủ ngân hàng có 10.000 nhân viên, song lại không có nhân viên môi trường trong ngân hàng. Đấy là một điều đáng sợ về mặt kỹ thuật, vì không cán bộ tín dụng nào có thể đảm trách về mặt môi trường.

Rõ vai trò dẫn dắt

Rõ ràng, môt trong các rào cản chính là vốn khiến nhiều doanh nghiệp bị tụt lại phía sau. Do khoảng trống về khung pháp lý, hạ tầng và cơ chế ưu đãi phù hợp, nguồn vốn xanh hiện vẫn eo hẹp. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến ngày 31/3/2024, có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với gần 637.000 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần so với khi bắt đầu triển khai chương trình tín dụng xanh vào cuối năm 2015 (71.000 tỷ đồng).

Tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, còn trái phiếu xanh phát hành khiêm tốn.

Dù tăng trưởng nhanh nhưng tín dụng xanh hiện có quy mô khiêm tốn, chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh, trong đó, EVN Finance phát hành 1.725 tỷ đồng năm 2022; BIDV phát hành 2.500 tỷ đồng năm 2023.

Về cổ phiếu xanh tại Việt Nam, ông Cấn Văn Lực cho biết các công ty niêm yết phải công bố phát triển bền vững từ năm 2016. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp lập báo cáo phát triển bền vững riêng biệt còn ít và các mục tiêu ESG đưa ra còn khá chung chung...

Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xanh, thực hiện kinh tế tuần hoàn, ông Lê Tiến Trường cho rằng cần thể chế hóa tiêu chuẩn ESG, kinh tế tuần hoàn gắn vai trò các bên liên quan và cơ chế tài chính để thực hiện mục tiêu (hợp tác công tư, tài chính xanh...).

Đồng thời, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thông qua các công cụ thuế, tín dụng, đất đai, các mô hình hợp tác liên doanh để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và đa dạng hóa rủi ro để phục vụ quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Chính phủ cần đóng vai trò dẫn dắt thực hiện phát triển tài chính xanh. Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh và các sản phẩm tài chính xanh. Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư và chi tiêu của Chính phủ trong những lĩnh vực xanh, thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư…

Các chuyên gia cũng nhận định, định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đã và đang được thúc đẩy, tuy nhiên, vẫn cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ Chính phủ trong quá trình này....

Doanh nghiệp mong Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt thực hiện phát triển tài chính xanh. Ảnh: Khắc Kiên

Theo TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, các định hướng về phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết. Song, để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, ngoài việc ban hành các thể chế, vai trò của Nhà nước còn nằm ở việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và cả các nhà hoạch định chính sách. 

Đặc biệt, nếu các tổ chức tín dụng đã chuyển sang kinh tế xanh, nhưng Nhà nước không có cơ chế khuyến khích các định chế tài chính như các ngân hàng thương mại bố trí nguồn lực cho tài chính xanh, họ sẽ không mặn mà bởi vì phải giải quyết câu chuyện rất ít mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. “Chính vì vậy, Nhà nước cần phải định hướng các gói chính sách như thế nào, triển khai ra sao để đồng hành với các tổ chức tín dụng trong quá trình chuyển đổi xanh” - ông Nguyễn Đức Hiển kiến nghị.

 

Kết hợp các giải pháp phát triển tài chính xanh một cách đồng bộ, có hệ thống sẽ góp phần tạo nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh và thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Gỡ khó giúp doanh nghiệp tiếp cận tài chính xanh

Gỡ khó giúp doanh nghiệp tiếp cận tài chính xanh

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp tiệm cận tài chính xanh

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp tiệm cận tài chính xanh

Doanh nghiệp tiên phong thực thị ESG và kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp tiên phong thực thị ESG và kinh tế tuần hoàn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sunhouse tận dụng cơ hội đưa gia dụng Việt mở rộng thị phần quốc tế

Sunhouse tận dụng cơ hội đưa gia dụng Việt mở rộng thị phần quốc tế

07 May, 01:17 PM

Kinhtedothi - Sở hữu công nghệ lõi, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và năng lực sản xuất quy mô lớn chuẩn quốc tế, Sunhouse đã gây ấn tượng mạnh trước hàng nghìn nhà sản xuất và cung ứng đến từ 210 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Triển lãm Canton Fair 2025 - Hội chợ thương mại, xuất nhập khẩu lớn nhất châu Á.

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

06 May, 11:37 AM

Kinhtedothi - Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục Tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức. Đây là thành quả cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số.

Lãi suất chỉ 5,8%/năm, “thời điểm vàng” mua nhà năm 2025 người trẻ không thể bỏ lỡ

Lãi suất chỉ 5,8%/năm, “thời điểm vàng” mua nhà năm 2025 người trẻ không thể bỏ lỡ

30 Apr, 12:34 PM

Kinhtedothi - Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của một bộ phận lớn người trẻ sẽ sớm được hiện thực hóa khi các ngân hàng đồng loạt triển khai chương trình vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn. Gói vay “Chắp cánh giấc mơ an cư” của SeABank được thiết kế giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ngôi nhà đầu tiên, ổn định cuộc sống và vững bước tương lai với lãi suất chỉ từ 5,8%/năm, thời gian vay tới 55 năm và ân hạn trả nợ gốc 5 năm.

VietinBank eFAST X-Mate – “Trợ lý số” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

VietinBank eFAST X-Mate – “Trợ lý số” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

28 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp

Masan Consumer công bố hợp tác chiến lược với Manchester City tại Việt Nam

Masan Consumer công bố hợp tác chiến lược với Manchester City tại Việt Nam

28 Apr, 02:39 PM

Kinhtedothi - Wake-Up 247 chính thức trở thành đối tác nước tăng lực chính thức của Câu lạc bộ (CLB) Manchester City tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2027. Hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mang đến những chiến dịch ấn tượng và sản phẩm độc quyền cho người tiêu dùng Việt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ