Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Trúng, đúng nhưng khó tiếp cận

Kinhtedothi - Sau 2 tháng triển khai, gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP (NĐ31) đối với khoản vay của DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tiến độ giải ngân đến nay vẫn rất chậm.

Nguyên nhân chính là sau hơn 2 năm dịch bệnh nhiều DN không tránh khỏi tình trạng nợ xấu hay chuyển nhóm nợ, trong khi theo Luật Các tổ chức tín dụng, để được hỗ trợ, DN phải không có nợ xấu, phải có lợi nhuận, có tài sản bảo đảm...

Ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Oai đang làm thủ tục vay vốn cho các hộ kinh doanh. Ảnh: Khắc Kiên  

Doanh nghiệp kêu khó

Chủ tịch Tập đoàn Novatech Trần Ngọc Anh cho biết, sau đại dịch Covid-19 các DN cũng đã nỗ lực đổi mới sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, DN gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, thiếu nhân sự làm việc trực tiếp, chi phí cố định cao, xung đột chính trị trên thế giới, giá xăng, dầu tăng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

Đặc biệt là nguồn vốn tái hoạt động, tuy có các thông tin về nguồn vốn vay hỗ trợ DN, nhưng các DN rất khó tiếp cận vì nội lực về tài sản DN không có và quá nhiều thủ tục. Do đó, vị này mong có hướng dẫn cụ thể đến các DN nhỏ và vừa (DNNVV), siêu nhỏ.

Chủ tịch Tập đoàn edX Nguyễn Đình Hùng nhìn nhận, chính sách là rất kịp thời, trúng và đúng sau hơn 2 năm cộng đồng DN chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều kiện để được hưởng ưu đãi lãi suất còn chặt chẽ, DN khó đáp ứng được theo quy định, do đó kết quả đạt được không như kỳ vọng là điều tất yếu.

Từ kinh nghiệm vượt khó, ông Nguyễn Đình Hùng cho biết thêm, thời gian qua, Tập đoàn edX đã dần ổn định nhờ vào chính nội tại. DN buộc phải có những bước đi cẩn trọng hơn nữa, chuẩn bị tinh thần, nguồn lực để vượt qua những thử thách tiếp theo. Để làm được điều này, DN tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, chống lãng phí, tối ưu hóa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động nguồn vốn từ bên trong DN…

Do đó, điều DN cần nhất hiện nay là mong Chính phủ có chính sách giãn, cơ cấu lại nợ, gia hạn thêm thời gian trả nợ quá hạn, giúp DN không tăng nhóm nợ, nhờ đó giúp DN có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng khi gặp khó khăn.

Một hộ kinh doanh tại Thanh Oai, Hà Nội vay vốn Ngân hàng Agribank phát triển kinh tế gia đình. Ảnh Khắc Kiên

Giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Trong không khí khẩn trương cho các đơn hàng, Giám đốc Công ty Cơ khí Chính xác SKD Việt Nam (thôn Rùa Hạ, xã Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội) Nguyễn Văn Kết cho biết, lĩnh vực chính của DN là công nghiệp chế tạo, cơ khí. Lĩnh vực này cũng nằm trong diện được ưu đãi. Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã khiến DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Từ đầu năm nay, Việt Nam thực hiện chính sách "thông thoáng" hơn với Covid-19 giúp DN có cơ hội khôi phục.

“Nhiều bạn hàng, đối tác cũng đã quay trở lại ký hợp đồng với SKD Việt Nam. Chính vì thế hơn lúc nào hết DN rất quan tâm đến các gói hỗ trợ trong đó có hỗ trợ lãi suất 2% để mở rộng sản xuất, đáp ứng các đơn hàng đã ký, cùng với đó là nghiên cứu để cho ra những sản phẩm mới, nhưng việc tiếp cận những nguồn tài chính này vẫn rất khó khăn với DN” – doanh nhân này chia sẻ.

Câu chuyện của các DN đã được Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội (Hanoisme) Trịnh Thị Ngân nhìn nhận và đánh giá, việc Chính phủ tạo điều kiện cho DN được vay ưu đãi 2% là cơ hội thuận lợi cho DN tiếp cận và thụ hưởng nhằm tạo cơ hội cho DN phục hồi, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Chính vì thế theo bà Trịnh Thị Ngân, cùng việc triển khai chính sách phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ… thì việc chậm đến với DN cần làm rõ là vướng ở đâu để có ngay các giải pháp tập trung cởi gỡ.

“DN đã tiếp cận ngân hàng và hỏi về khoản hỗ trợ này nhưng thiếu hướng dẫn, cũng như tư vấn hoàn tất thủ tục để bảo đảm các điều kiện thụ hưởng. Trong khi chậm một ngày, một tháng là mất đi nhiều cơ hội phục hồi của DN” – bà Trịnh Ngân nói. Đồng thời cho rằng, chính sách từ Chính phủ là rất tốt, song việc thực hiện cũng cần thông thoáng hơn, tránh rơi vào tình trạng như nhiều chính sách hỗ trợ thuế đất, lãi suất trước đó… DN rất khó tiếp cận, nhất là DNNVV, tài sản thế chấp không có nhiều, nhất là khó khăn do dịch bệnh.

 

Theo NĐ 31 của Chính phủ, DN, HTX, hộ kinh doanh được hỗ trợ 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Tổng quy mô nguồn vốn hỗ trợ lên tới 40.000 tỷ đồng. Đối tượng được hỗ trợ là các DN, HTX, hộ kinh doanh trong các các ngành hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; giáo dục - đào tạo; nông - lâm - thủy sản; công nghiệp chế biến - chế tạo; xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; DN thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ.

Gần 16.035 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp trong năm 2022

Gần 16.035 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp trong năm 2022

Nên kéo dài thời gian cho doanh nghiệp vay gói hỗ trợ lãi suất 2%

Nên kéo dài thời gian cho doanh nghiệp vay gói hỗ trợ lãi suất 2%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Áp lực tỷ giá USD/VND chưa được giải tỏa

Áp lực tỷ giá USD/VND chưa được giải tỏa

10 Jul, 01:41 PM

Kinhtedothi- Sáng nay 10/7, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng 12 đồng so với sáng 9/7, niêm yết ở mức 25.131 VND/USD. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,03%, xuống mức 97,49. Biến số thuế quan, áp lực lãi suất… NHNN vẫn khó khăn trong hạ nhiệt tỷ giá khi một mặt giữ ổn định kinh tế vĩ mô, mặt khác phải giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

09 Jul, 09:01 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP ngày 8/7/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 8/7/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ