Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đơn giản, đầy đủ, đẹp mắt

Kinhtedothi - Dù giàu hay nghèo thì đến ngày Rằm tháng Giêng, mỗi một gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm tươm tất để mong một năm tốt lành.
Thành ngữ xưa có câu “Giỗ Tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Vì thế, Cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời.
Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết muộn. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Sau rằm tháng Giêng mới là thời điểm chính thức bước vào mùa lao động mới, kết thúc quãng thời gian ăn chơi đầu xuân.
Ngoài đến chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe trong ngày rằm, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà trong Tết Nguyên tiêu. Các gia đình thường sắm hai lễ, một là cúng Phật, cúng thần linh, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn.
Dù cỗ chay hay cỗ mặn, đối với người Việt, ngày rằm tháng Giêng luôn có vị trí trọng đại. Đây là dịp để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, cùng ước mong năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc sum vầy.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật
Ngày nay, cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội, cách đón ngày rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên

Mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm. Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt.
Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra, trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.
Ngoài ra, các vật phẩm khác cũng được dâng lên gồm: Hương, hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phổ cập kỹ năng sử dụng AI cho thanh niên Việt Nam

Phổ cập kỹ năng sử dụng AI cho thanh niên Việt Nam

29 May, 05:30 PM

Kinhtedothi - Chiều 29/5, hàng chục nghìn cán bộ Đoàn, Hội đã tham gia chương trình Bình dân học AI (trí tuệ nhân tạo) - phổ cập và tập huấn kỹ năng sử dụng AI theo hình thức trực tuyến tới 500 điểm cầu trên cả nước.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân nghỉ hưu từ ngày 1/6

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân nghỉ hưu từ ngày 1/6

29 May, 03:38 PM

Kinhtedothi - Ngày 29/5, Công an tỉnh Đắk Lắk đã thông tin quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc Công an tỉnh, kể từ ngày 1/6/2025.

Dấu ấn bộ đội Trường Sơn trên cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Dấu ấn bộ đội Trường Sơn trên cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

28 May, 09:28 AM

Kinhtedothi - Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua tỉnh Sóc Trăng đang được các nhà thầu tăng tốc tiến độ thi công với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Trong đó, dấu ấn Binh đoàn 12 (Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn) thể hiện rõ nét nhất, được chính quyền và người dân đánh giá cao…

Tháng hành động phòng, chống ma túy 2025: "Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy"

Tháng hành động phòng, chống ma túy 2025: "Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy"

28 May, 08:59 AM

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy từ ngày 01 đến ngày 30/6/2025 với chủ đề "Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy".

Chỉ đạo mới về chế độ cho cán bộ, công chức nghỉ việc do sắp xếp

Chỉ đạo mới về chế độ cho cán bộ, công chức nghỉ việc do sắp xếp

27 May, 09:57 PM

Kinhtedothi-Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao Vụ Tổ chức - Biên chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hằng tuần theo dõi, cập nhật thường xuyên số lượng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy, chủ động gửi Bộ Tài chính để thực hiện phân bổ ngân sách, cấp bổ sung kinh phí kịp thời chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ