Nhiều tuyến đường chính đã thông thoáng. Tuy nhiên, tại các khu đô thị mới phía Tây và Tây Nam Hà Nội vẫn ghi nhận tình trạng nước mưa chưa thoát hẳn.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, nhiều hầm nhà liền kề, biệt thự vẫn ngập sâu tới nửa mét. Người dân vẫn tất bật với công việc chống úng, chống ngập bằng cách bơm nước ra khỏi hầm.
Trao đổi về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, đây không phải là lần đầu xảy ra mà sẽ còn ngập lụt nhiều. Theo vị KTS này, nguyên tắc khu đô thị đều phải có khu xử lý nước thải trước khi đấu nối với hệ thống chung của thành phố. Chẳng hạn, nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng ở đây các chủ đầu tư khi làm đô thị chỉ chăm chăm lo xây nhà, chia lô để bán. Thậm chí, ăn bớt mà không có sự giám sát chặt chẽ. Chính vì thế, hệ thống đấu nối của các chủ khu đô thị này nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu.
Ghi nhận mới đây của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị
|
Tại KĐT Nam Khánh, hệ thống thoát nước kém nên tầng hầm tại nhiều dãy nhà biệt thự, liền kề vẫn ngập sâu, rác thải ùn ứ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. |
|
Sáng 18/7, sau khi mưa ngớt, các hộ dân ở KĐT Nam Khánh phải liên tục dùng máy bơm hút nước trong hầm nhưng nước rút không đáng kể. |
|
Theo các hộ dân kinh doanh tại mặt đường KĐT Nam Khánh, nhiều năm nay khi bị ngập úng diện rộng, họ cũng chỉ biết kiểu chống ngập “truyền thống” này. |
|
Tình trạng ngập úng cũng diễn ra tương tự tại dãy biệt thự, liền kề thuộc Khu đô thị Geleximco (Lê Trọng Tấn – Hà Đông) |
|
Nhìn từ trên cao tại các KĐT mới ( Thiên đường Bảo Sơn, Nam An Khánh, Geleximco) dọc Đại Lộ Thăng Long giao đường Lê Văn Lương kéo dài, nhiều dãy biệt thự, liền kề vẫn chìm trong nước. |