Đây là chia sẻ của Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) Nguyễn Văn Toàn với phóng viên Kinh tế & Đô thị.
Hà Nội đã có chuyển biến mạnh mẽÔng đánh giá sao về việc vừa qua Hà Nội tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các DN FDI trên địa bàn?- Không phải bây giờ, mà liên tục thời gian qua, Hà Nội đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến DN, nhà đầu tư. Lãnh đạo TP cũng luôn theo sát diễn biến đời sống DN, đưa ra những kế hoạch, công tác cụ thể để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Và Hà Nội đã giành được thiện cảm không nhỏ từ cộng đồng DN nơi đây. Đặc biệt, năm qua, ảnh hưởng Covid -19, DN gặp khó khăn, việc Hà Nội tăng đối thoại với DN là hết sức cần thiết, thể hiện rõ tinh thần cầu thị của lãnh đạo TP; nhanh chóng nắm bắt khó khăn của DN để kịp thời xử lý bất cập, đồng hành cùng DN.Tại hội nghị, nhiều đề xuất của DN FDI tới Hà Nội: Nới lỏng tần suất xét nghiệm RT-PCR cho lái xe chở hàng, rút ngắn thời gian cấp phép cho chuyên gia nước ngoài vào làm việc, có chính sách gia hạn thuế để DN phục hồi sản xuất... Ông nghĩ sao về những đề xuất này?- Đây là những đề xuất chính đáng của các DN. Không chỉ DN FDI tại Hà Nội, mà diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng các biện pháp chống dịch đã khiến hoạt động đầu tư, hợp tác kinh doanh của các DN nước ngoài tại Việt Nam gặp không ít thách thức, rủi ro. DN khó khăn trong đầu vào, đầu ra, vận tải logistic, rồi khâu sản xuất, nguồn nhân lực, chuyên gia… Tuy nhiên, đến nay tình trạng này đã được Chính phủ và địa phương gỡ rất nhiều. Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” phù hợp với tình hình thực tiễn và đúng thời điểm. Các bộ ngành liên quan trực tiếp đều có cái nhìn thống nhất và những giải pháp đồng bộ trong thực hiện Nghị quyết 128.
Nhiều tỉnh, TP đã làm tốt. Tuy nhiên, theo ý kiến của DN thì vẫn còn khó khăn trong vận chuyển hàng hóa ở một số tỉnh. Hoặc gần đây ở một số tỉnh DN phản ánh thủ tục quay trở lại sản xuất khó khăn. Ví như phải đệ đơn trình kế hoạch, phương án sản xuất (công nhân bao nhiêu người, rồi giãn cách, phương án chống dịch…) mất rất nhiều thời gian phê duyệt, kiểm tra của các ban ngành… Ví dụ công nghệ trong chứng nhận tiêm chủng, rất nhiều người tiêm 2 mũi rồi nhưng mãi không thấy lên hệ thống. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn TP đã thu hút được 6.625 dự án đầu tư nước ngoài đang còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký vào khoảng 48,7 tỷ USD. Năm 2020, TP Hà Nội đứng thứ 3 trên cả nước với số vốn là 3,83 tỷ USD. Trong 9 tháng năm 2021, dù Hà Nội chịu nhiều tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội từ đầu năm đến nay đạt 1,28 tỷ USD. Ông đánh giá sao về kết quả này?- Trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 - 2020, TP Hà Nội chọn 3 khâu đột phá là cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Những việc làm này đã tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn và mang lại kết quả thu hút FDI của Hà Nội thời gian qua tăng vượt bậc so với giai đoạn trước.Đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư, phát triển; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho DN; tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư.Hà Nội trong vòng 4 - 5 năm qua đã vượt lên thứ hạng cao, trong top 10 tỉnh, TP, vượt được TP Hồ Chí Minh, được đánh giá cao nhất về chất lượng điều hành. Hà Nội được đánh giá cải thiện mạnh ở các chỉ số quan trọng là: PCI cấp tỉnh trong top 10 cả nước; Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT (ICT Index)… Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Tại hội nghị, 5 nhiệm vụ đã được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh giao các sở ban ngành triển khai, như: Chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và đề xuất của DN; giải quyết và đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết ngay các kiến nghị liên quan; đẩy mạnh triển khai hỗ trợ DN… Ông đánh giá sao về giải pháp này của Hà Nội?- Tôi cho rằng đây là những giải pháp rất quan trọng và trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên vấn đề các cấp dưới thực thi thế nào. Nhanh chóng thực hiện, quy trình, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận các chính sách hỗ trợ của TP; Thực hiện nhanh các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn…Tiềm năng là rất lớnKhó khăn là Hà Nội dù rất nỗ lực khống chế hạn chế dịch bệnh, nhưng với thực tế hiện nay điều kiện về địa lý, dân số… cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Theo ông Hà Nội cần làm gì để thực hiện mục tiêu kép kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng?- TP Hà Nội đang xây dựng kế hoạch về phục hồi và tăng trưởng kinh tế, vì vậy trong kế hoạch phục hồi cần tạo đột phá, tạo động lực dẫn dắt, phục hồi kinh tế Thủ đô như: Kinh tế số, công nghệ cao, du lịch dịch vụ là những lĩnh vực lợi thế của Hà Nội. Bên cạnh đó, cần tạo nền tảng phát triển lâu dài cho Hà Nội như nền tảng số, cải cách thể chế, có chính sách thu hút lao động tay nghề cao, tiếp tục đơn giản thủ tục hành chính... Tôi cho rằng vẫn phải quan điểm “sống chung an toàn với Covid” thôi. Mở cửa để tái khởi động nền kinh tế, kinh doanh an toàn, sống chung với Covid-19 là giải pháp không thể nào khác được. Trước hết phải tiêm chủng, nhanh chóng bao phủ vaccine; thực hiện 5K thành tập quán cho người dân; khẩn trương hoàn thiện thẻ xanh Covid (trên hệ thống điện tử, trên bản giấy. Khi điện tử làm trơn tru rồi rồi bỏ giấy sau). Phát triển du lịch làm với các nước công nhận lẫn nhau trong đi lại thẻ xanh Covid chứ không chỉ riêng nội bộ Việt Nam. Khi xảy ra dịch bệnh, cố gắng tốt nhất khoanh vùng hẹp. Để người dân đề phòng Covid nhưng không có nghĩa sợ hãi Covid, hốt hoảng…Ông nhìn thấy tiềm năng, lợi thế thu hút của Hà Nội thế nào? Theo ông thời gian tới vấn đề thu hút FDI của Hà Nội là gì, những hạn chế và làm sao thu hút hiệu quả? - Tiềm năng của Hà Nội rất lớn, Hà Nội là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của cả nước và giao dịch quốc tế. Hà Nội được đánh giá là địa phương năng động trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay, vốn FDI của Hà Nội chủ yếu tập trung cho công nghiệp, chế biến, chế tạo, xây dựng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) của Samsung tại Hà Nội đóng góp vào công cuộc phát triển của Hà Nội. Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, hiện nay khu vực FDI chưa thể hiện khả năng tạo ra sự tăng trưởng việc làm trong dài hạn. Hiệu quả đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô. Hạ tầng chưa được đồng bộ, vấn đề về môi trường, giao thông vẫn đang là những vấn đề lớn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội còn phải đào tạo rất nhiều. Hà Nội nên có sự liên kết mạnh với các vùng vệ tinh. Hợp tác với các tỉnh xung quanh tận dụng thế mạnh, hỗ trợ nhau (nguồn nhân lực, công nghiệp phụ trợ…). Hà Nội có chủ trương xây dựng TP trong TP nếu được T.Ư chấp thuận cũng tạo bứt phá lớn cho Hà Nội. Hà Nội nên xúc tiến thu hút lĩnh vực công nghệ cao, quy mô lớn có tính động lực, sử dụng ít đất nhưng mang lại giá trị gia tăng lớn; Kèm theo các chính sách hỗ trợ DN, thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng bộ máy công chức…Về phía các nhà đầu tư nước ngoài cần tiếp tục tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam; thực hiện đúng, đầy đủ, có chất lượng các dự án đầu tư theo đúng Giấy phép đầu tư và các cam kết của nhà đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xin cảm ơn ông!
Các bộ ngành cần hỗ trợ Hà Nội hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của TP. Có chính sách khuyến khích để các DN lớn, DN đầu đàn trong nước kết hợp bắt tay với DN FDI bình đẳng. Tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế. Và những DN lớn này phải có trách nhiệm xã hội đào tạo chuyển giao cho những DN nhỏ khác trong nước." - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) Nguyễn Văn Toàn |