Kinhtedothi - Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên hệ thống sông Hồng, Công ty thuỷ điện Hoà Bình đã mở 1 cửa xả đáy. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức, cá nhân và địa phương chủ động phương án bảo đảm an toàn.
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, từ chiều 24/6, Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình đã chỉ đạo mở cửa xả đáy thứ nhất. Điều này khiến mực nước sông Hồng tại hạ du tăng, dù mức biến đổi là tương đối chậm.
Số liệu quan trắc sáng nay (25/6) cho thấy mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội (khu vực cầu Long Biên) đang tiếp tục biến đổi chậm. Lúc 7 giờ ngày 25/6, mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,32m, thấp hơn nhiều so với mức báo động I (9,5m).
Hồ chứa thủy điện Hòa Bình đang mở 1 cửa xả. Ảnh: EVN.
Cơ quan khí tượng thủy văn nhận định mực nước trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội sẽ biến đổi chậm trong những giờ tới. Đến 7 giờ sáng mai (26/6), mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội có khả năng ở mức 3,20m. Mực nước sẽ còn thay đổi tùy vào diễn biến điều hành hồ chứa thủy điện trên thượng lưu.
Để chủ động ứng phó với các sự cố khi hồ chứ thủy điện Hòa Bình xả lũ, Hà Nội và nhiều địa phương trên lưu vực sông Hồng đã có văn bản chỉ đạo công tác phòng chống, nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, Nhà nước.
Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Nguyễn Duy Du cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi đến các quận, huyện ven sông Hồng đề nghị tổ chức thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, được biết về diễn biến hồ chứa xả nước.
Bên cạnh đó, Hà Nội yêu cầu các địa phương ven sông Hồng rà soát, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động, nhất là phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu, các công trình đang thi công; đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi… để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản...
Kinhtedothi - Chiến dịch chống hạn vụ Xuân 2022 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ bảo đảm mục tiêu về nguồn nước sản xuất cho bà con nông dân. Thậm chí so với kế hoạch ban đầu, hàng tỷ mét khối nước từ các hồ chứa thuỷ điện đã được tiết kiệm.
Kinhtedothi - Những ngày qua, ở khu vực Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tại nhiều địa phương ghi nhận thiệt hại lớn do mưa lũ. Trong khi đó, nhiều hồ chứa thuỷ điện đang tiếp tục phải mở cửa xả để bảo đảm an toàn hồ, đập và vùng hạ du.
Kinhtedothi - Trong 3 ngày từ 5/4 đến 7/4/2025, thời tiết ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dự báo có nhiều mây, mưa rào và dông rải rác, phía Tây Bắc Bộ cũng sẽ gặp mưa, mưa rào và dông cục bộ có nơi mưa to.
Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Hình thái thời tiết này còn duy trì đến ngày 4/4. Tuy nhiên, đến khoảng ngày 5/4, một bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại.
Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, thời tiết từ đêm 2/4 đến ngày 4/4, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Sáng sớm và đêm trời rét.
Kinhtedothi - Dòng sông Thống Nhất đoạn qua TP Thanh Hóa đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sông bốc mùi hôi thối, rác thải dày đặc, nhiều thời điểm chuyển màu đen kịt, ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống người dân.
Kinhtedothi – Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông, vừa ký quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư khai thác đất san lấp mỏ Đắk Nút B, Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa, với công suất 400.000 m³ nguyên khối/năm.