Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,66%

Trong tháng 9, có 9/11 nhóm hàng chỉ số giá tiêu dùng tăng so với tháng trước. Trong đó tác động nhiều nhất là nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,66%, làm tăng CPI chung 0,52% do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đẩy giá thực phẩm tăng cao 2,04%.
Giá lương thực tăng 1,11%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,88%. Nhóm giáo dục tăng 2,44% (tác động làm tăng CPI chung 0,19%) do học sinh các cấp bước vào năm học mới nên nhiều chi phí cho hoạt động giáo dục tăng lên.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,88% (tác động làm tăng CPI chung 0,18%) do nhu cầu thuê nhà của học sinh, sinh viên các trường đại học tăng cao nên giá tiền thuê nhà tăng 1,21%, đồng thời giá một số vật liệu xây dựng như xi măng, đá, cát, sỏi tăng nên chỉ số giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở chủ yếu đã tăng 0,87%.
Các nhóm còn lại, CPI tăng nhẹ so với tháng trước gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,16%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,1%; thuốc và dịch vụ y tế; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình cùng tăng 0,03%. Một số hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,09%.
2 nhóm hàng CPI giảm so với tháng trước là nhóm giao thông giảm 2,31% (tác động làm giảm CPI chung 0,23%) do bình quân trong tháng giá xăng giảm 6,81% so với tháng trước, giá dầu diezen giảm 8,42%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,19%.
Bình quân 9 tháng năm 2024, CPI tăng 4,88% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 10/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: nhóm giáo dục tăng 24,62%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,16% (tác động làm CPI tăng 1,25%). Thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,82% (tác động làm CPI tăng 0,25%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,3% (tác động làm CPI tăng 1,02%) do 9 tháng năm nay giá lương thực tăng 11,24% (trong đó giá gạo tăng 15,23%); thực phẩm tăng 2,46%...
Bình quân 9 tháng năm nay, chỉ số giá vàng tăng 29,81% so với bình quân 9 tháng năm trước, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,37% so với bình quân 9 tháng năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%
Kinhtedothi - Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,48% so với tháng trước. Trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 giữ ở mức ổn định
Kinhtedothi - Tháng 8/2024, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có chỉ số giá tăng nhẹ. Tuy nhiên, riêng nhóm giao thông giảm 1,98% đã giúp cân đối, kéo chỉ số giá tiêu dùng trở lại ổn định.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Kinhtedothi - Việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati đang tạo ra nhiều biến động cho thị trường gạo toàn cầu. Tuy nhiên, theo dự báo của giới chuyên gia, những tháng cuối năm 2024, giá gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhiều và khó giảm dưới mức 500 USD/tấn.