Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Kinhtedothi - Chiều 6/5, tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí TP tháng 5/2025 do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy tổ chức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Nguyễn Văn Quyến đã báo cáo công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2024, 4 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ các tháng tiếp theo của năm 2025.

Thiên tai và sự cố diễn biến phức tạp

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Nguyễn Văn Quyến, trong năm 2024, TP chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão (số 2 và số 3), 16 đợt không khí lạnh, 3 đợt rét đậm rét hại, 13 đợt nắng nóng, 7 đợt mưa lớn, kèm theo các hiện tượng nguy hiểm như sét, lũ rừng ngang, sạt lở đất, dông lốc, mưa đá và cháy rừng.

Thiên tai khiến 9 người thiệt mạng, 28 người bị thương, hơn 45.000 ngôi nhà bị ngập, 12.000ha lúa và 11.000ha hoa màu bị mất trắng. Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nghiêm trọng về cây xanh, cơ sở hạ tầng và đời sống Nhân dân khiến hơn 130.000 cây xanh bị gãy đổ, 99ha rừng bị hư hại.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Nguyễn Văn Quyến thông tin tại Hội nghị.

Bên cạnh đó, từ tháng 11/2023 đến hết năm 2024, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phối hợp xử lý 263 vụ việc gồm, thiên tai, nổ, cháy rừng, hỏa hoạn và các sự cố khác. Trong đó, lực lượng cứu hộ đã tham gia cứu nạn 563 vụ, cứu được 202 người và tìm thấy 80 thi thể.

Thống kê cũng cho thấy, toàn TP đã xảy ra 1.236 vụ cháy, khiến 27 người thiệt mạng, 14 người bị thương. Tuy số vụ cháy tăng so với năm trước, song thiệt hại về người và tài sản đã giảm đáng kể, thể hiện hiệu quả của công tác ứng phó, phòng ngừa.

Báo cáo cũng cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã xử lý 38 vụ sự cố, huy động hơn 1.600 lượt cán bộ, chiến sĩ và 124 phương tiện các loại;

Chủ động từ sớm – chuẩn bị từ xa

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Nguyễn Văn Quyến cũng cho biết, bước sang năm 2025, Hà Nội tiếp tục đối diện nguy cơ thiên tai phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặc dù thời tiết không ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, nhưng các cơ quan chức năng đã tích cực chuẩn bị, nâng cao năng lực sẵn sàng ứng phó. Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP đã tham mưu UBND TP Hà Nội ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến từng quận, huyện, sở, ngành. Trong đó có Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 14/3/2025 về tăng cường công tác PCTT và TKCN, các quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp. Ở cấp cơ sở, các quận, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng lực lượng xung kích, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”.

Thành phố đã tiến hành rà soát, hoàn thiện các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, thủy lợi, chuẩn bị phương án hộ đê trọng điểm, ngập lụt khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập. Đặc biệt, công tác kiểm kê vật tư, thiết bị, lập kế hoạch mua bổ sung phục vụ công tác ứng phó thiên tai đã được triển khai bài bản. Một số sở, ngành và địa phương như các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, các huyện Thường Tín, Mê Linh, Gia Lâm… đã xây dựng xong phương án PCTT năm 2025; các đơn vị còn lại đang khẩn trương hoàn thiện trước 15/5/2025.

Quang cảnh Hội nghị.

Một điểm nhấn là công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai được tăng cường hiệu quả. Thành phố đã tổ chức 45 lớp tuyên truyền pháp luật về đê điều, thủy lợi, PCTT tại nhiều địa phương; nhiều tài liệu, ấn phẩm như sách hỏi đáp, tờ rơi, pano, băng rôn… được cấp phát rộng rãi. 

Các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Hànộimới, Báo Kinh tế & Đô thị, Cổng thông tin điện tử Hà Nội, các ứng dụng điện tử của TP… cũng phát huy vai trò truyền tải kịp thời thông tin, khuyến cáo đến người dân.

Bên cạnh đó, công tác tài chính phục vụ PCTT cũng được đảm bảo. Tính đến giữa tháng 4/2025, Quỹ Phòng, chống thiên tai TP đã thu được hơn 289 tỷ đồng, chi gần 6,5 tỷ đồng, số dư gần 283 tỷ đồng – là nguồn lực quan trọng để TP chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, công tác PCTT và TKCN của Hà Nội đang ngày càng chủ động, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc tiếp tục củng cố năng lực ứng phó, nâng cao ý thức cộng đồng và đầu tư hạ tầng PCTT vẫn là nhiệm vụ cần được quan tâm hàng đầu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sẽ tiến hành khởi tố vụ án tại Vĩnh Long nếu đủ căn cứ

Sẽ tiến hành khởi tố vụ án tại Vĩnh Long nếu đủ căn cứ

06 May, 05:19 PM

Kinhtedothi - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời thông tin liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở huyện Trà Ôn, Vĩnh Long sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Bộ Công an có quyết định khởi tố lại và tiến độ điều tra ra sao.

Luật đầu tiên khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ cho khu vực kinh tế tư nhân

Luật đầu tiên khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ cho khu vực kinh tế tư nhân

06 May, 05:14 PM

Kinhtedothi - Chiều 6/5, phát biểu thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nội dung Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, với nhiều điểm mới, tiến bộ, với các quy định khơi thông tiềm năng cho khu vực kinh tế tư nhân; mở ra cơ hội thu hút nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ