Hà Nội: Công nhận điểm du lịch Thụy Lâm, huyện Đông Anh
Kinhtedothi - Ngày 14/4, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2014/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh.
Theo Quyết định, UBND TP Hà Nội công nhận điểm du lịch Thụy Lâm, địa chỉ: xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh; giao UBND xã Thụy Lâm có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.

Lễ hội đền Sái, xã Thụy Lâm với nghi lễ "rước Vua giả” độc đáo. Ảnh: Ngọc Tú
Các Sở, ngành: Du lịch, VH&TT, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Tài chính, Công an TP, UBND huyện Đông Anh, UBND xã Thụy Lâm có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Thụy Lâm theo đúng quy định pháp luật và TP, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả.
Xã Thụy Lâm có di tích đền Sái hay còn có tên chữ là “Huyền Thiên đại quán” hay “Chân Linh quán” thuộc thôn Thụy Lôi, được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 15/VH/QĐ/1986 ngày 27/1/1986 của Bộ Văn hóa.
Lễ hội đền Sái được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nổi tiếng với tục lệ “rước Vua giả”. Tương truyền, Vua An Dương Vương được Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ giúp trừ yêu tinh để xây thành, để nhớ ơn đã xây dựng đền Kim Khuyết Cung (đền Sái ngày nay). Hàng năm Vua đều xa giá về bái yết, nhưng về sau thấy việc đi lại hao tốn tiền của Nhân dân nên đã cho phép Nhân dân làng Thụy Lôi “Thực hành nghi vệ Thiên tử, xưng quan tước” để bái yết Thánh Huyền Thiên thay Vua… Từ đó hình thành lễ hội “rước Vua giả”, được truyền từ đời này qua đời khác cho đến ngày hôm nay.
Theo lãnh đạo huyện Đông Anh, cùng với Lễ hội Cổ Loa, Lễ hội đền Sái đã được ghi danh vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Đây chính là những tiềm năng, lợi thế to lớn để phát triển du lịch của huyện, đưa Đông Anh trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thụy Lâm có múa rối nước dân gian Đào Thục, ra đời từ thế kỷ XVIII do ông Nguyễn Đăng Vinh (Đào Đăng Khiêm) truyền dạy cho dân làng. Đến nay, hơn 300 năm, rối nước Đào Thục vẫn được truyền nghề qua bao thế hệ nối tiếp gìn giữ môn nghệ thuật độc đáo này như một báu vật gia truyền. Hàng ngày, phường rối không chỉ biểu diễn phục vụ hàng loạt các tour du lịch là những du khách nước ngoài về làng xem rối nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hà Nội: công nhận điểm du lịch làng nghề gỗ mỹ nghệ tại huyện Đông Anh
Kinhtedothi - Ngày 18/3, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết đính số 1567/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Hà Nội trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố cho 17 di tích
Kinhtedothi – Ngày 21/3, Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bạch Liên Hương chủ trì Hội nghị trao Bằng xếp hạng di tích cấp TP năm 2025 (đợt 1) cho 17 di tích.

Hà Nội xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Đông Anh
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 1/4 về việc phê duyệt Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh.