Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội đầu tư sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách

Kinhtedothi - Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp thu hút khách du lịch và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, du lịch Hà Nội vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển. Vì vậy, xây dựng sản phẩm mới, mang tính đặc trưng là các giải pháp để phát triển du lịch Thủ đô.

Phục hồi du lịch chưa xứng với tiềm năng

Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, sau khi Chính phủ cho phép đón du khách trở lại Việt Nam (15/3/2022), TP Hà Nội đã triển khai 172 chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch tạo đà kích cầu, thu hút khách. Các doanh nghiệp du lịch đã chủ động xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới như tour “Đêm thiêng liêng” của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, chuỗi sản phẩm “Khám phá Đông Nam Á” của Bảo tàng Dân tộc học…

Khách du lịch quốc tế tham quan đền Ngọc Sơn. Ảnh: Hoài Nam

Thông qua hoạt động kích cầu, ngành du lịch Thủ đô đã dần hồi phục. 8 tháng năm 2023, Thủ đô đã đón được 16,9 triệu lượt khách du lịch, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 2,79 triệu lượt khách, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 14,1 triệu lượt khách, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù du lịch Hà Nội đã phần nào hồi phục nhưng so với năm 2019, (thời điểm trước đại dịch Covid-19) con số này vẫn là khá thấp so với tiềm năng vốn có.

Thực tế cho thấy, trong quá trình hồi phục, ngành du lịch Thủ đô còn nhiều thách thức cần tháo gỡ, khi nhiều doanh nghiệp du lịch chưa phục hồi sau dịch Covid-19. Đặc biệt, du lịch Hà Nội vẫn còn những điểm yếu về phát triển bền vững, sản phẩm du lịch tuy đa dạng nhưng thiếu sự hấp dẫn và tính cạnh tranh. Chất lượng dịch vụ tại một số điểm đến du lịch chưa cao. Thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy tài nguyên, nâng cấp điểm du lịch.

“Lượng khách du lịch đến Hà Nội trong các dịp nghỉ lễ tăng khá cao. Tuy nhiên, lượng khách lưu trú, chi tiêu cao chưa nhiều. TP Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm, khai thác các tuyến du lịch ven sông nhưng vẫn thiếu những tour trải nghiệm hấp dẫn. Việc liên kết xây dựng tour liên tuyến giữa Hà Nội và các tỉnh vẫn còn yếu”- Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang thừa nhận.  

"Hiến kế" thu hút khách

Để thu hút du khách chọn Hà Nội làm điểm đến, tại “Tọa đàm giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững”, do Sở Du lịch Hà Nội vừa tổ chức các doanh nghiệp, chuyên gia nêu ý kiến, TP Hà Nội cần phải đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm đặc trưng.

Khách du lịch quốc tế thăm quan nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: Hoài Nam

Theo Chủ tịch Hội lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng, mặc dù ngành du lịch Hà Nội đang dần phục hồi nhưng lượng khách đến Thủ đô không đồng đều giữa các mùa. Để khắc phục bất cập này du lịch Hà Nội nên xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng mùa, từng khu vực từ đó phân bổ lượng khách đồng đều giữa các mùa.

 “Mùa thu là “đặc sản” của Thủ đô, để hút du khách đến Hà Nội vào thời điểm này, cần phát triển thêm các sản phẩm như tham quan các làng nghề truyền thống, tour ẩm thực, văn hóa và lịch sử, các show diễn hiện đại. Qua đó mang lại trải nghiệm đa chiều cho du khách và tăng cường sự hấp dẫn du lịch mùa thu Hà Nội”-ông Thắng gợi ý.

Dưới góc độ doanh nghiệp chuyên đón khách quốc tế đến Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Lữ hành quốc tế Kim Liên Ngô Lan Phương cho rằng, TP Hà Nội nên khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm, tổ chức hoạt động trải nghiệm gia tăng các nhóm sản phẩm du lịch truyền thống, ẩm thực, mua sắm…

Khách du lịch quốc tế thăm quan làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây). Ảnh: Hoài Nam

“Hiện nay, TP Hà Nội có nhiều sản phẩm OCOP, nhưng hiện trên địa bàn Thủ đô chưa có trung tâm mua sắm sản phẩm OCOP quy mô lớn, bảo đảm về chất lượng, giá bán. Trong khi nhiều đoàn khách quốc tế đến Hà Nội có nhu cầu mua sắm hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, TP Hà Nội nên xây dựng các trung tâm kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP. Việc làm này không chỉ kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng tour chuyên biệt”- bà Ngô Lan Phương kiến nghị.

Để thu hút khách nước ngoài tới Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản hiến kế, thời gian tới, doanh nghiệp nên tập trung tạo các sản phẩm du lịch mới như du lịch sức khỏe chữa bệnh, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch golf. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đẩy mạnh truyền thông từ đó giúp doanh nghiệp có niềm tin khi kinh tế phục hồi có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để ngành du lịch Thủ đô phục hồi, phát triển UBNDTP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 79 KH-UBND về phát triển du lịch TP Hà Nội năm 2023. Trong đó tập trung nguồn lực phát triển hình thành các nhóm sản phẩm du lịch chuyên nghiệp mà Hà Nội có tiềm năng, lợi thế như du lịch văn hóa, du lịch MICE, nghỉ dưỡng, sinh thái, chăm sóc sức khỏe.

Tới đây, Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với Sở GTVT thí điểm xây dựng sản phẩm du lịch sông Hồng. Nhiều sự kiện du lịch quy mô lớn như Lễ hội mùa Thu, lễ hội Áo dài… cũng sẽ được tổ chức vào những tháng cuối năm. 

 

Hà Nội bàn giải pháp tăng tốc phát triển du lịch

Hà Nội bàn giải pháp tăng tốc phát triển du lịch

Hà Nội: Hai tuyến du lịch hấp dẫn tại huyện Ứng Hoà

Hà Nội: Hai tuyến du lịch hấp dẫn tại huyện Ứng Hoà

Hà Nội: "Vẽ màu" cho du lịch mùa Thu

Hà Nội: "Vẽ màu" cho du lịch mùa Thu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

09 Jul, 08:34 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong không gian mới” với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành cực tăng trưởng du lịch hàng đầu khu vực.

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

09 Jul, 05:59 PM

Kinhtedothi - Kết nối, hợp tác phát triển được xem là bước đi đầu tiên định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, với mục tiêu kiến tạo các sản phẩm khác biệt, đậm bản sắc, tạo bứt phá mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

08 Jul, 01:09 PM

Kinhtedothi - Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC 3) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7/2025 tại Hải Phòng. Nhân dịp này, thành phố sẽ phối hợp tổ chức một loạt hoạt động bên lề, vừa mang tính đối ngoại, vừa quảng bá hiệu quả môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế, chính sách phát triển, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa và du lịch đặc sắc đến cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế.

Khánh Hòa mở rộng không gian phát triển, tăng sức cạnh tranh ngành du lịch xanh

Khánh Hòa mở rộng không gian phát triển, tăng sức cạnh tranh ngành du lịch xanh

07 Jul, 04:19 PM

Kinhtedothi - Việc sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa không chỉ mang ý nghĩa điều chỉnh địa giới hành chính mà còn tạo dư địa lớn để ngành du lịch Khánh Hòa phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trong khu vực, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ chất lượng cao năm 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ