Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Hàng trăm dự án chậm triển khai, cách nào giải quyết?

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ, các đại biểu HĐND TP Hà Nội nêu những vướng mắc của các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP. Các dự án này thu hồi cũng khó, triển khai cũng khó; và xử lý như thế nào thì chưa có lời giải…

Chiều 7/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, các đại biểu HĐND TP đã thảo luận tại tổ về những nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.

Chưa quy định rõ thời hạn di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô

Thảo luận tại tổ 5, đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ Hoàng Mai) cho rằng, nhà nước, chính quyền nên có chính sách tháo gỡ về tiền tệ và bất động sản. Tiền tệ giống như mạch máu, phải lưu thông thông suốt; thứ hai là bất động sản đang khó khăn, cần có giải pháp tháo gỡ.

Đối với chính sách phát triển nông nghiệp, đã có các nghị quyết, nhưng chúng ta cần phải đưa chính sách, nghị quyết đến được với cơ sở, với người dân, có giám sát. Về di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô, Chính phủ đã có nghị quyết về việc di dời, nhưng cơ chế tài chính cho việc di dời thế nào, và thời hạn di dời chưa quy định rõ. Do đó, TP cần rà soát lại, có quy định rõ về thời gian.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ Hoàng Mai) tham gia thảo luận tại Tổ 5

Về cấp nước sạch ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nhà đầu tư đầu tư sẽ bị lỗ, khó thu hồi vốn, trong khi người dân thói quen dùng nước giếng, chưa mặn mà với nước sạch bởi sử dụng phải mua. Do đó, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư và trợ giá cho người dân ở khu vực đó. Nếu không có cơ chế, chính sách, nhà đầu tư sẽ không mặn mà với các khu vùng sâu vùng xa; dẫn đến khó đạt được chỉ tiêu về nước sạch.

“Ngoài ra, tại khu vực quận Hoàng Mai đang thiếu trường công lập, tuy nhiên quy hoạch có vấn đề, một số dự án triển khai nhưng đang “tắc” thủ tục, chưa xây được trường. Đề nghị TP tháo gỡ về vấn đề này” - đại biểu Nguyễn Minh Đức kiến nghị.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, chúng ta cần phải có kịch bản để ứng phó với các vấn đề đổ vỡ trái phiếu và bất động sản; đặt ra kịch bản so với tình hình dị biệt kinh tế hiện nay. Những tháng cuối năm, thị trường lao động, thu ngân sách chững lại; hàng loạt doanh nghiệp FDI, dệt may, da giày chưa ký được hợp đồng, phải cho công nhân nghỉ việc. Ở các khu công nghiệp, đã có lao động luân phiên nghỉ việc, chúng ta phải lường thêm, tính toán thêm về vấn đề này.

Báo cáo Thủ tướng, TP về từng dự án chậm triển khai

Bí thư Quận uỷ Nam Từ Liêm Trần Đức Hoạt cho hay, một trong các hoạt động quan trọng là đầu tư. Tuy nhiên, nhiều công trình trọng điểm không đạt tiến độ đề ra, ít công trình đi vào sử dụng cho thấy sự dàn trải, kém hiệu quả. Những điểm nghẽn rất lớn của đầu tư công vẫn chưa giải quyết được. Là vấn đề khó, Hà Nội phải là địa phương đi đầu cùng Chính phủ tháo gỡ. Có tiền đầu tư đã khó mà không sử dụng được là vấn đề.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 5

Bí thư Quận uỷ Nam Từ Liêm cũng nêu về những điểm nghẽn trong giao đất, đấu giá, đấu thầu. Trong đó, có những dự án mặt bằng đất sạch nhiều năm nhưng chưa được giao đất, như dự án của báo Kinh tế & Đô thị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm…

Phó Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Quí Tiên thừa nhận, qua các ý kiến, cho thấy cơ chế, thể chế còn chậm. Qua giám sát của HĐND TP, có 404 dự án chậm triển khai, và qua rà soát của các quận, huyện, có thêm 173 dự án chậm triển khai. Trong khi, các dự án này thu hồi cũng khó, triển khai cũng khó, ở đây là do thể chế; và xử lý như thế nào thì chưa có lời giải.

Trong khi đó, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Nguyễn Doãn Hoàn – Tổ trưởng Tổ 5 cho rằng, đối với một số tồn tại hạn chế lịch sử để lại, nếu không có căn cơ, xây dựng phương án tổng thể, chi tiết cụ thể thì chúng ta không giải quyết được. Trong đó, đối với các dự án chậm triển khai, nếu không xây dựng chi tiết từng dự án, cơ chế báo cáo Thủ tướng, TP thì sẽ không giải quyết được.

Khai mạc Kỳ họp thứ 10, HĐND thành phố Hà Nội

Khai mạc Kỳ họp thứ 10, HĐND thành phố Hà Nội

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

01 Jul, 09:39 PM

Kinhtedothi-Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Vĩnh Tuy công bố các quyết định về thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, về công nhận Ủy viên Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; lấy ý kiến và thông qua Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ