Hà Nội hỗ trợ hộ nghèo sửa chữa nhà ở với mức 50 triệu đồng/nhà
Theo đó, đối tượng áp dụng là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, có trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 do UBND cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian tách hộ tính đến tháng 10/2023 tối thiểu 3 năm.
Cụ thể, Thành phố hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở với mức hỗ trợ là 50 triệu đồng/ nhà xây dựng và 30 triệu đồng/ nhà sửa chữa.
Ủy thác qua Chính sách Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để cho hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở. Mức vay tối đa là 50 triệu đồng/nhà. Lãi suất cho vay là 3%/năm.
Hỗ trợ lãi suất vay (3%/năm) đối với hộ nghèo, cận nghèo vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, thời hạn cho vay tối đa 15 năm.
Kinh phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện công tác hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, mức tối đa không quá 0,5% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và vốn vay Chi nhanh Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện theo quy định.
Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách cấp Thành phố bổ sung; nguồn Ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố; kinh phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện theo phân cấp. Thời gian thực hiện hoàn thành trước ngày 30/9/2024.
HĐND Thành phố giao UBND Thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định.
Theo Tờ trình của UBND Thành phố, đầu năm 2023, trên địa bàn Thành phố có 2.134 hộ nghèo và 22.263 hộ cận nghèo. Tuy nhiên, chỉ có 890 hộ nghèo, hộ cận nghèo đề nghị hỗ trợ xây dựng, sửa, chữa nhà ở.
Trong báo cáo thẩm tra, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đề nghị UBND Thành phố làm rõ, hiện trên địa bàn Thành phố có bao nhiêu nhà ở của hộ nghèo và hộ cận nghèo hư hỏng, xuống cấp thuộc đối tượng được hỗ trợ nhưng không có nhu cầu đề nghị hỗ trợ. Đối với những trường hợp như vậy, Thành phố sẽ có giải pháp gì để đạt mục tiêu đến 10/10/2024 trên địa bàn Thành phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở hư hỏng, xuống cấp. Đồng thời, làm rõ tiêu chí nhà ở hư hỏng, xuống cấp và rà soát kỹ các đối tượng hỗ trợ tránh bỏ sót.

Thảo luận tại Kỳ họp HĐND TP Hà Nội: Kinh tế-xã hội có nhiều "điểm sáng"
Kinhtedothi-Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Hà Nội khoá XVI, chiều 5/12, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 của TP.

Đảm bảo thống nhất Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô
Kinhtedothi – Hà Nội xây dựng triết lý, tầm nhìn, các phương án quy hoạch là cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, xác định Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

HĐND TP Hà Nội thông qua 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024
Kinhtedothi - Với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) năm 2024 của TP Hà Nội với mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu cụ thể.