Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Huy động vốn tăng, mở rộng cho vay

Kinhtedothi - Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Hà Nội đến 30/9/2022 ước đạt 4.562.980 tỷ đồng, tổng dư nợ ước đạt 2.850.705 tỷ đồng.
Ảnh minh họa

Theo NHNN Chi nhánh TP Hà Nội, trong 9 tháng năm 2022, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP tiếp tục tăng trưởng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng và chấp hành những quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn.

Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đến 30/9/2022 ước đạt 4.562.980 tỷ đồng, tăng 7,33% so với 31/12/2021. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 7,56%, tiền gửi thanh toán tăng 7,51% so với 31/12/2021.

Tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn đến 30/9/2022 ước đạt 2.850.705 tỷ đồng, tăng 10,25% so với 31/12/2021. Dư nợ ngắn hạn tăng 12,92%, dư nợ trung và dài hạn tăng 8,57%; dư nợ VND tăng 11,24%, dư nợ ngoại tệ tăng 1,34% so với 31/12/2021.

Các TCTD trên địa bàn Hà Nội chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng những chính sách lãi suất linh hoạt, dành vốn tín dụng cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, những lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đồng thời triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Về tình hình thực hiện các chương trình tín dụng trên địa bàn TP Hà Nội, đến 30/9/2022, dự kiến dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 237.958 tỷ đồng, chiếm 9,03%; dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 502.795 tỷ đồng, chiếm 19,08%; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 136.213 tỷ đồng, chiếm 5,17%; cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 62.665 tỷ đồng, chiếm 2,38%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 9.856 tỷ đồng, chiếm 0,37%; cho vay chính sách xã hội đạt 12.649 tỷ đồng, chiếm 0,48%; dư nợ cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt 550.256 tỷ đồng.

Những tháng cuối năm 2022, NHNN Chi nhánh TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo TCTD trên địa bàn triển khai tích cực và hiệu quả chính sách và giải pháp của ngành ngân hàng nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, tiếp nhận và kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của khách hàng, người dân; xử lý nghiêm các TCTD không chấp hành, chậm xử lý, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong triển khai theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Dự kiến đến 30/9/2022, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn chiếm 1,89% trong tổng dư nợ. Tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo. Các TCTD tích cực nâng cao năng lực quản lý rủi ro đối với khoản vay thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề.

Tăng lãi suất để giữ giá trị tiền đồng

Tăng lãi suất để giữ giá trị tiền đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ