Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Khắc phục các tồn tại trong lập Quy họach Thủ đô

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND TP Hà Nội vừa có Kế hoạch số 185/KH-UBND về khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch nêu rõ 4 yêu cầu về khắc phục những khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao để đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tiến độ, chất lượng theo quy định.

Trong đó, yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp nhằm khắc phục toàn diện các tồn tại, hạn chế trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch Thủ đô.

Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền các cấp, cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch Thủ đô. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công rõ trách nhiệm, tổ chức thực hiện gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch Thủ đô. Tăng cường sự phối hợp có hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong công tác lập quy hoạch Thủ đô.

Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tích cực tuyên truyền về Quy hoạch tổng thể quốc gia; phối hợp với các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành cập nhật các định hướng quy hoạch cấp cao hơn (quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia) trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia để tích hợp vào quy hoạch Thủ đô…

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì theo dõi tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch Thủ đô, kịp thời phối hợp, hướng dẫn cơ quan lập quy hoạch cập nhật các cơ chế, chính sách tạo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, báo cáo UBND thành phố ban hành các giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch theo quy định.

Các sở, ban, ngành thành phố rà soát, đánh giá công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực phụ trách giai đoạn 2011-2020, cập nhật đến hết năm 2022: Cung cấp số liệu phục vụ công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội; phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và các đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các định hướng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để triển khai tích hợp vào Quy hoạch Thủ Hà Nội.

UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các định hướng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để triển khai tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ