Phó Viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội Đào Văn Cường cũng thừa nhận, các văn bản pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi xâm hại trẻ em chưa đủ độ răn đe; chưa đưa ra được định nghĩa chính thức về các hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em; chưa quy định nghĩa vụ và thủ tục tố giác bắt buộc đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; thiếu các quy trình và hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ và bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng của bạo lực, xâm hại (cả trong hệ thống tư pháp và ngoài cộng đồng).
Cùng đó, chưa quy định chi tiết về bảo mật thông tin, bảo vệ người tố giác, về các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và trách nhiệm của các ban ngành trong tiếp nhận, xử lý, can thiệp, hỗ trợ, phục hồi cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại... Do đó, chưa khuyến khích được nhân dân tích cực phát giác tội phạm, gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật đối với tội phạm bạo lực, xâm hại trẻ em.Bên cạnh đó, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được mở rộng hợn so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong Bộ luật Hình sự 2015 có quy định “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là quy định phù hợp với xu thế của sự phát triển xã hội và phù hợp với thực trạng xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác".Vì vậy, để hiểu được, hiểu đúng cụm từ “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” cũng cần được liên ngành T.Ư sớm có hướng dẫn để việc thực hiện không gặp nhiều khó khăn cũng như tránh bỏ lọt tội phạm.Nâng cao công tác xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ emĐể nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, Phó Viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội Đào Văn Cường kiến nghị: Cần có văn bản hướng dẫn, giải thích thống nhất về các khái niệm còn đang mâu thuẫn nhằm đảm bảo cách hiểu thống nhất và vận dụng đồng bộ trong thực tế (hướng dẫn về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, hành vi quan hệ tình dục khác...). Có kế hoạch đào tạo về tâm lý học cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để giải quyết các vụ án có liên quan đến người chưa thành niên trong đó có nhóm tội xâm hại trẻ em; thường xuyên tổ chức việc trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại trẻ em trong liên ngành tư pháp. Liên ngành tư pháp các cấp cần xây dựng Quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan, trong công tác giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em như chủ động phối hợp để xác minh, điều tra, xử lý từng trường hợp trẻ em bị xâm hại. Trong đó, quy định rõ các thủ tục, quy trình và trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình, cá nhân và trẻ em…Ngoài ra, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện Luật Trẻ em năm 2016. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự để hình sự hóa đầy đủ các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em…Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em nói riêng, bảo vệ tốt hơn việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực tình dục trẻ em, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính kiến nghị, trong thời gian tới, cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp. Trong đó, tăng cường việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự về các tội xâm hại tình dục trẻ em. “Để bảo đảm thống nhất cách hiểu và áp dụng đúng quy định về các tội xâm hại tình dục trẻ em trong Bộ luật Hình sự vào công tác xét xử, rất cần được TAND Tối cao sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn cụ thể: Thế nào là hành vi quan hệ tình dục khác; trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu…” - Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính kiến nghị.Xây dựng môi trường sống an toàn nhằm phòng, chống xâm hại trẻ emTại buổi giám sát, các ý kiến của Đoàn giám sát đánh giá, 6 tháng đầu năm 2019, các vụ xâm hại trẻ em tăng đột biến một cách kỳ lạ, tại huyện Chương Mỹ cũng vậy. Cần phân tích nguyên nhân để đưa ra giải pháp hợp lý. Phải chăng trước đây do các phương tiện thông tin đại chúng không biết nên nhiều vụ không phát hiện được? Như vậy, năm 2015 chỉ có rất ít vụ thì có chính xác hay không, hay lúc đó chúng ta không phát hiện được? Ngoài ra, quan điểm áp dụng như thế nào đối với đương sự tuổi cao? Có trường hợp bị cáo được khuyên lấy bị hại, phải chăng có hơi hướng “hòa giải”? Đối với vụ học sinh trường Gateway tử vong, dư luận đang rất bức xúc. Nếu không có thông tin sớm thì đây là một lỗ hổng. Xâm hại trẻ em không chỉ là tình dục, không rõ cháu bé bị xâm hại hay chết do bị bỏ quên trên xe đưa đón? Không ai mong muốn sự việc này xảy ra, nhưng cũng cần có quan điểm thực tế từ chính quyền để đưa ra biện pháp từ xa để ngăn chặn nguy cơ, không đơn thuần chỉ giải quyết hậu quả. Hà Nội có đặt ra việc xây dựng Bộ tiêu chí và quy trình chuẩn môi trường an toàn cho trẻ em hay không?Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị |
Qua giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, các vụ việc xâm hại trẻ em xảy ra trong thời gian qua là tình hình chung, không phải chỉ riêng tại Hà Nội. Qua báo cáo của các tỉnh, TP, tình hình xâm hại trẻ em diễn ra các nơi có xu hướng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.
“Thời gian qua, Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, công văn chỉ đạo về công tác phòng chống, xâm hại trẻ em. Qua đợt giám sát, Đoàn sẽ có kết luận, nếu cần cũng nên có Nghị quyết chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em, hoặc Nghị quyết về bảo vệ trẻ em; từ đó có chỉ đạo, ưu tiên đặc biệt hơn trong công tác bảo vệ trẻ em” - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị.
Vụ học sinh trường Gateway tử vong rất đáng tiếcVụ học sinh trường Gateway tử vong trên xe đưa đón là vụ việc hy hữu, rất đáng tiếc. Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố vụ án. Vụ việc này đặc biệt nghiêm trọng bởi đối tượng nạn nhân là trẻ em, là việc không đáng có và thể hiện sự tắc trách của nhân viên hỗ trợ và cũng là trách nhiệm của lái xe. Nếu trường hợp này lái xe kiểm tra lại xe thì không thể nào xảy ra việc quên cháu bé. Qua vụ việc này, UBND TP đã có ngay văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT, Sở GTVT chấn chỉnh lại việc tất cả các công ty thực hiện việc đưa đón các học sinh. Cùng đó, các trường cũng phải chấn chỉnh lại thái độ, tinh thần trách nhiệm của giáo viên cũng như trách nhiệm quản lý của nhà trường, trách nhiệm của các giáo viên, trách nhiệm của hướng dẫn viên và của lái xe.Qua vụ việc này cũng đã phát hiện ra những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước cũng như trong việc xây dựng quy trình đưa đón học sinh. Việc đưa đón học sinh diễn ra ở rất nhiều trường học trên địa bàn TP, cả trường tư thục và trường công. Do đó, TP đã yêu cầu các đơn vị xây dựng quy trình đưa đón, hướng dẫn cụ thể cho học sinh và phụ huynh. Thái độ của TP rất nghiêm túc trong vấn đề này. Ngay từ đầu UBND TP đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy khởi tố ngay vụ án.Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung |