Hà Nội là một trong 24 địa phương chưa có lịch trở lại học trực tiếp

Nam Du
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 19/9, cả nước còn 24 tỉnh, thành phải dạy học trực tuyến và qua truyền hình để phòng chống dịch Covid-19; trong đó có Hà Nội.

24 tỉnh, thành đó gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Học sinh tại những địa phương này vẫn đang học trực tuyến, học qua truyền hình và hiện vẫn chưa có lịch quay trở lại trường học để học trực tiếp.
 Danh sách 63 tỉnh, thành tương ứng với các phương thức dạy và học đang áp dụng
Ngoài ra, có 14 địa phương kết hợp vừa dạy học trực tiếp, vừa học trực tuyến và qua truyền hình là: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La và Thừa Thiên Huế.
25 tỉnh, thành còn lại cho 100% học sinh đến trường học trực tiếp gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học, THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
 Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện dạy và học với cấp tiểu học và trung học
Bộ GD&ĐT yêu cầu, đối với lớp 1, lớp 2, các trường cần thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với học sinh; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình. Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 cần tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp <TẠI ĐÂY>
Đối với lớp 6: Đối với những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, nhà trường tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình; đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006, dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo. Đối với các các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và các lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục tham khảo phụ lục kèm theo để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế.  <TẠI ĐÂY>.
Đặc biệt, các công văn yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kì những nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu và những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.
.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần