Chùa Trấn Quốc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những ngôi chùa lớn và linh thiêng tại Hà Nội. Từ sáng sớm, Phật tử và người dân đã đến viếng, cầu bình an cho cha mẹ nhân ngày lễ Vu Lan. Bên trong khuôn viên chùa, bao trùm không gian là không khí thanh tịnh, Phật tử và người dân đi lại nhẹ nhàng, thắp hương và tỏ lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên.
|
Từ sáng sớm, đông đảo người dân đến hành lễ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) |
Đến các ngôi chùa ở Hà Nội thời gian này, người ta dễ thấy hình ảnh những bạn trẻ thắp hương, cúng bái, trong đó những người may mắn còn cha mẹ sẽ được cài một bông hoa hồng lên ngực áo, người không còn cha mẹ thì được cài một bông hoa trắng. Chị Quỳnh Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Vào ngày rằm, mùng 1 tôi đều đến chùa để thắp hương, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Ngoài ra, vào dịp lễ Vu Lan, tôi đến chùa để cầu xin đức Phật che chở cho cha mẹ, con cái và tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Riêng cá nhân, tôi lên chùa còn vì thích không khí thanh tịnh, cảm thấy tâm được bình an”.
Người trẻ tuổi là vậy còn những người già họ đến chùa vào dịp Lễ Vu Lan còn có ý nghĩa khác. Ông Thanh Tịnh – Cựu chiến binh (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Lễ Vu Lan hàng năm, tôi thường đưa vợ và con cháu đến chùa để giáo dục các cháu về đạo lý tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Tôi có thể thắp hương, thờ Phật ở nhà còn đến chùa tôi chỉ hành lễ, quan trọng là trong đời sống hàng ngày tâm phải luôn trong sáng, phật ở trong tâm”.
Là một người con xa quê, chị Tâm (Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “Tôi đi làm ở Hà Nội nên không được nghỉ vào ngày này để về quê với cha mẹ. Do vậy, tôi đến chùa Trấn Quốc để thắp hương, cầu xin để tổ lòng báo hiếu với bậc đã sinh thành”.
Ở trong khuôn viên chùa là vậy nhưng bên ngoài công chùa vẫn còn một số hình ảnh không đẹp như việc hàng rong, trông xe chiếm vỉa hè. Theo ghi nhận của PV, tại chùa Trấn Quốc từ 7h – 9h sáng vẫn còn tình trạng một số cá nhân bày bán động vật phóng sinh lấn chiếm vỉa hè. Tại chùa Phúc Khánh, do người dân đến hành lễ đông, nhu cầu gửi xe tăng cao nên một số hộ gia đình gần chùa mở dịch vụ trông giữ xe với mức giá cao từ 10.000 – 15.000 đồng/xe. Ở chùa Quán Sứ có tình trạng bày bán hoa, vàng mã, cho thuê quần áo lấn chiếm vỉa hè, việc đi lại khó khăn. Những việc làm trên phần nào làm mất đi hình ảnh trốn linh thiêng nơi cổng chùa.
Sau đây là một số hình ảnh do Phóng viên báo Kinh tế và Đô thị ghi nhận: