Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Những người giao hàng tất bật khi áp dụng lệnh bán hàng mang về

Kinhtedothi – Nghề “shipper” (người giao hàng) trong những ngày các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ chỉ được phép bán hàng mang về đã khiến cho dịch vụ này trở lên tất bật hơn.
Hà Nội tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm nhà hàng, dịch vụ ăn uống và cơ sở cắt tóc gội đầu từ 0 giờ ngày 13/7. Lệnh cấm ăn uống tại chỗ và chỉ cho phép bán hàng mang về nên nhu cầu đặt đồ ăn online tăng vọt, các "shipper" hoạt động khá đông vào buổi trưa và tối.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, các cửa hàng, quán ăn đều dán biển thông báo tạm dừng bán ăn tại chỗ và chỉ phục vụ bán đồ ăn mang về.

Tại một quán cơm trên phố Trương Công Giai (quận Cầu Giấy) ngay từ 11 giờ, cửa hàng đã tấp nập “shipper” tới lấy hàng mang đi giao cho khách.
Quản lý quán cơm gà trên phố Trương Công Giai cho biết: “Khi có thông tin hàng quán đóng cửa chỉ được bán mang về từ chiều ngày 12/7, cửa hàng nhanh chóng có phương án chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng cho các đơn online dự kiến sẽ tăng cao”.

“Những ngày này trung bình quán nhận được khoảng hơn 200 đơn, riêng ngày (13/7) lượng hàng mang đi buổi trưa đã được hơn 150 đơn rồi”, quản lý quán cơm gà chia sẻ.

Các cửa hàng đều yêu cầu các “shipper” phải tuân thủ khuyến cáo 5k, những ai đến lấy đơn sẽ cách nhau khoảng 3 -5 phút để hạn chế tình trạng tập trung đông người.

Anh Bùi Huy Thường chia sẻ: “ Lượng đơn tập trung nhiều vào khung giờ từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Khoảng thời gian đó là thời gian mọi người nghỉ ăn cơm trưa, hiện các quán ăn chỉ bán hàng mang về nên lượng người đặt cơm rất đông. Nếu nắm bắt đúng khung giờ đó để chạy giao hàng thì thu nhập cũng khá hơn”.

Các shipper tất bật trong ngày đầu các cửa hàng ở Hà Nội áp dụng việc bán hàng mang về.

Rất nhiều các ứng dụng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, thực phẩm, đi chợ như Now, Grab, Be, Beamin, Vinmart… các “shipper” đều đồng loạt nhiều đơn hơn so với những ngày chưa có lệnh cấm.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cộng với thời tiết nắng nóng, nên các đơn hàng thông qua những ứng dụng điện thoại hoặc trực tiếp từ người dùng cũng nhiều hơn so với thời điểm trước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025

Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025

16 Jul, 05:14 PM

Kinhtedothi – Việc tăng lương tối thiểu không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn là động lực giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy DN phát triển nhanh, mạnh, là tiền đề gắn bó giữa người lao động với DN. Vì thế, chuyên gia và người lao động mong muốn được tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025.

Phú Thọ: nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn

Phú Thọ: nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn

16 Jul, 03:58 PM

Kinhtedothi - Chiều 16/7, Trung tá Lường Văn Ước, Trưởng Công an xã Đức Nhàn, tỉnh Phú Thọ, cho biết, đơn vị cùng các lực lượng phối hợp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn trôi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ