Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo về bảo vệ môi trường Thủ đô
Hội thảo được tổ chức nhằm làm rõ thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của Hà Nội; kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường; các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, cấp bách cần triển khai để nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao năng lực quản lý môi trường, xử lý chất thải theo hướng hiện đại, văn minh, xanh, nhằm thực hiện các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần xây dựng Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại".
Đồng thời, tăng cường hiệu quả, cụ thể hoá các nội dung hợp tác giữa UBND TP Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Nâng cao nhận thức, ý thức và hành động trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và Nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Với chủ đề: "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội", hội thảo được tổ chức dự kiến trong sáng 14/3/2025, tại Hội trường UBND TP hoặc địa điểm phù hợp.
Nội dung hội thảo sẽ tập trung vào một số nội dung: Nhận diện các vấn đề môi trường cấp bách của Thủ đô Hà Nội; trong đó trọng tâm xác định các vấn đề về ô nhiễm môi trường (đặc biệt là ô nhiễm không khí) và xác định cụ thể nguồn gây ô nhiễm; Kinh nghiệm quốc tế trong xử lý ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường phù hợp với TP Hà Nội; Các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường Thủ đô nhằm đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường đã đặt ra trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung vào các giải pháp về công nghệ, quản lý môi trường.

Thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
Chiều 24/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Quốc hội sẽ giám sát trực tiếp việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại 15 địa phương
Kinhtedothi-Sáng 7/1, tại Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kế hoạch và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Chính sách bảo vệ môi trường trong Luật Thủ đô 2024
Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.