80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội sẽ ban hành Nghị quyết hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện xanh

Kinhtedothi - Liên quan đến giải pháp việc thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, UBND TP sẽ sớm trình HĐND TP ban hành các nghị quyết để hỗ trợ người dân chuyển đổi xanh.

Chiều 28/7, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, thực hiện Nghị quyết số 131/2024/QH15 ngày 21/6/2024 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kế từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn công tác số 1 đã giám sát, làm việc với TP Hà Nội.

Tham gia đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy - Phó trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát cùng các thành viên Đoàn giám sát, đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Về phía TP Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của TP.

Quang cảnh cuộc giám sát. Ảnh: Hồng Thái

Thu gom rác thải sinh hoạt đạt 95-100%

Báo cáo tại buổi giám sát, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại cho biết, UBND TP Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan của TP tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trên địa bàn TP, bước đầu đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Trong đó nổi bật là tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các quận (cũ) trung tâm TP đạt 100%, tại các huyện (cũ) ngoại thành đạt 95-100%; tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được thu gom và xử lý đạt 100%; tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã thống kê được khoảng 99%.

Về quản lý nước thải đô thị, TP đã đầu tư xây dựng và đưa vào quản lý vận hành 6 nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung với tổng công suất các nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn là 414.300 m3/ngày đêm, góp phần nâng cao tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là 40,8%.

Dự kiến năm 2025, chỉ tiêu tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật từ 50-55% với giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có công suất 270.000 m3/ngày đêm.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại báo cáo tại buổi giám sát. Ảnh: Phạm Thắng

UBND TP đã giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tập trung triển khai Đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét. Đồng thời, TP đã ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 26/3/2024 của UBND TP về kiểm soát, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Về quản lý môi trường không khí, ngày 2/3/2024, UBND TP ban hành Quyết định số 1142/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. Trong đó đã đề xuất các giải pháp tổng thể quản lý chất lượng không khí, gồm 4 nhóm, 14 nhiệm vụ, giải pháp.

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng, việc triển khai xây dựng các dự án nhà máy xử lý chất thải rắn, các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nội đô còn chậm. Việc triển khai đầu tư các trạm xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp đang hoạt động còn chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu. Trong khi đó, việc xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch; từng bước làm sống lại sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy, các sông nội đô còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc giám sát. Ảnh: Hồng Thái

Chưa có quy định cụ thể kiểm soát khí thải xe mô tô, xe máy lưu hành

Tại cuộc giám sát, nhiều kiến nghị của TP liên quan đến quản lý môi trường không khí; quản lý chất thải rắn sinh hoạt và phân cấp quản lý trong công tác bảo vệ môi trường đã được Đoàn giám sát ghi nhận, các bộ ngành báo cáo, làm rõ trên tinh thần tháo gỡ vướng mắc thực tế, phù hợp với quy định pháp luật và yêu cầu quản lý thống nhất.

Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổ trưởng Tổ giúp việc Đoàn giám sát cho biết, thời gian gần đây, Hà Nội thường xuyên được cảnh báo nằm trong nhóm các TP ô nhiễm không khí cao nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí nhiều ngày vượt mức nguy hiểm. Nguồn ô nhiễm chính là khí thải từ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, công nghiệp và còn có tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp ở khu vực ngoại thành.

Hà Nội đã triển khai một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, hiện khung pháp lý chưa quy định rõ về cơ chế phối hợp liên vùng, liên tỉnh; các cơ quan chức năng cũng chưa có kế hoạch, hướng dẫn cảnh báo và ứng phó khẩn cấp với ô nhiễm không khí; chưa có quy định cụ thể kiểm soát khí thải xe mô tô, xe máy lưu hành trên địa bàn TP; công tác triển khai lắp đặt hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường không khí chưa đạt tiến độ đề ra.

Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu tại cuộc giám sát. Ảnh: Phạm Thắng

Liên quan một số khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật theo kiến nghị của địa phương, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành. Cùng với đó, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành để tăng cường kiểm soát, giảm thiểu phát thải khí thải từ phương tiện ô tô đang lưu hành; chủ trì xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành và lộ trình áp dụng.

Phát biểu tại cuộc giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị UBND TP tiếp thu ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát, các đại biểu để hoàn thiện Báo cáo của TP và gửi lại cho Đoàn qua Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trước ngày 5/8/2025. Báo cáo này sẽ được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 sắp tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu tại cuộc giám sát. Ảnh: Hồng Thái

"Tại cuộc làm việc này, Đoàn giám sát ghi nhận nhiều kiến nghị, đề xuất của đại diện UBND TP, các sở, ngành, các doanh nghiệp có liên quan. Tổ giúp việc của Đoàn giám sát đã ghi chép cẩn thẩn để xây dựng báo cáo trình Quốc hội; đồng thời kiến nghị Chính phủ, các Bộ sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan, đặc biệt là về đầu tư hạ tầng môi trường, thực hiện hiệu quả việc phân cấp, phân quyền và cơ chế phối hợp các ngành, các cấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nhấn mạnh.

Sớm trình HĐND TP ban hành các nghị quyết để hỗ trợ người dân chuyển đổi xanh

Tại cuộc họp, thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tiếp thu toàn bộ ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội; đồng thời khẳng định đây là cơ hội để TP tiếp tục kiểm soát vấn đề môi trường, ô nhiễm không khí của TP ngày càng tốt hơn.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cũng phát biểu làm rõ các giải pháp của TP trong việc thu gom, xử lý rác thải, vận chuyển rác thảo sao cho bảo đảm vệ sinh môi trường. Trong đó, TP chú trọng việc cơ giới hóa hoạt động thu gom rác thải; tập trung tháo gỡ các cơ chế chính sách để xã hội hóa trong lĩnh vực này. Đồng thời, TP chú trọng thực hiện các tiêu chí “sáng, xanh, sạch, đẹp, thơm” khi phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tiếp thu toàn bộ ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát. Ảnh: Hồng Thái

Liên quan đến giải pháp việc thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, UBND TP sẽ sớm trình HĐND TP ban hành các nghị quyết để hỗ trợ người dân chuyển đổi xanh.

Về phía TP, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư quy định dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường theo khoản 6 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.

Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành và áp dụng quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và đang lưu hành. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi giao thông xanh, sử dụng điện, không phát thải; sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đào Việt Long cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, TP Hà Nội đã có đề án chuyển đổi phương tiện giao thông xanh đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi 100% trên địa bàn TP. Về taxi, trên địa bàn TP đã chuyển đổi xanh được 47,3% phương tiện xe điện, xe sạch, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đào Việt Long thông tin tại cuộc giám sát. Ảnh: Hồng Thái

"Để triển khai thực Chỉ thị số 20/CT-TTg, Hà Nội xác định đây là nhiệm vụ rất cấp bách nên Sở đang tham mưu xây dựng 2 dự thảo Nghị quyết để trình HĐND TP Hà Nội thông qua trong kỳ họp tháng 9 tới. Liên quan đến thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg, chúng tôi sẽ xây dựng nghị quyết bao gồm chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện cho người dân, bằng tiền, phí, lệ phí, hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà sản xuất lắp ráp phương tiện xe xanh...” - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đào Việt Long thông tin.

Mỗi người dân cần phải phân loại rác tại nguồn để giảm rác thải hằng ngày

Phát biểu kết luận cuộc giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan thay mặt Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, nghiêm túc trong công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện của TP Hà Nội. Đồng thời cho biết sẽ cho ý kiến vào dự thảo Kế hoạch của UBND TP cũng như dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg. Kế hoạch này bao gồm các biện pháp cụ thể như hạn chế xe máy, xe ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là trong khu vực nội đô và tăng cường quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần phải thay đổi từ hành vi, thói quen bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Trong đó, các địa phương cũng như mỗi người dân cần phải phân loại rác tại nguồn để giảm rác thải hằng ngày.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu kết luận cuộc giám sát. Ảnh: Hồng Thái

Để bảo vệ môi trường hiệu quả, Hà Nội tiếp tục có thêm những giải pháp tổng thể, đồng bộ, kết hợp giữa quy hoạch phát triển đô thị bền vững với nâng cao ý thức người dân và áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý môi trường. Trong đó, TP tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị về vai trò trung tâm của môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị TP lưu ý đến các vấn đề môi trường đặc thù như: kiểm soát ô nhiễm không khí - vốn đang là điểm nóng tại Thủ đô; sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các dòng sông nội đô và sông Nhuệ - Đáy; đẩy nhanh tiến độ đầu tư trạm xử lý nước thải cho các cụm công nghiệp và làng nghề.

Cùng với đó, triển khai hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng cường phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Trong đó, có lộ trình và giải pháp phù hợp thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg. Trường hợp có những khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền TP cần báo cáo các cơ quan có liên quan để giải quyết kịp thời.

“Hà Nội tiếp tục đi đầu trong thí điểm những cơ chế, chính sách mới theo Luật Thủ đô 2024, đặc biệt là cơ chế phát triển vùng phát thải thấp, cơ chế tài chính xanh, đấu giá quyền phát thải và chi trả dịch vụ môi trường. Ngoài ra, phải tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp để chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9" - Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Trước đó, sáng 28/7, Đoàn đã tiến hành khảo sát, làm việc tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn; khảo sát thực tế tại Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư và khảo sát tại Trạm xử lý nước thải và làm việc tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park.

Hà Nội cần gấp rút chuyển đổi xanh xe kinh doanh vận tải

Hà Nội cần gấp rút chuyển đổi xanh xe kinh doanh vận tải

Mai này Hà Nội sẽ xanh...

Mai này Hà Nội sẽ xanh...

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành thông suốt, trơn tru, toàn diện

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành thông suốt, trơn tru, toàn diện

28 Jul, 07:40 PM

Nhấn mạnh ý Đảng, lòng dân đã gặp nhau khi chuyển từ trạng thái chính quyền hành chính thụ động, nặng về quản lý sang trạng thái chủ động, tích cực phục vụ nhân dân và kiến tạo phát triển, những kết quả vừa đạt được là cơ bản, chiến lược, lâu dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và cho biết Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành thông suốt, trơn tru, toàn diện.

Tuổi trẻ tham gia lưu giữ, tuyên truyền về lịch sử "thời hoa lửa"

Tuổi trẻ tham gia lưu giữ, tuyên truyền về lịch sử "thời hoa lửa"

28 Jul, 07:09 PM

Kinhtedothi - Trong thời gian 1 năm, từ ngày 27/7/2025 - 27/7/2026, đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi trong và ngoài nước sẽ tham gia khai thác thông tin từ các nhân chứng lịch sử nhằm lưu giữ và phát huy những câu chuyện, ký ức lịch sử góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ