Hà Nội: Tăng cường chuyển đổi số trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ngày 17/7 ký ban hành Chương trình số 07/CTr-UBND của UBND TP Hà Nội về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh minh họa.
Chương trình xác định nhiệm vụ cụ thể để các sở, ban, ngành, UBND xã, phường xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ, góp phần cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy.
Nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết số 66-NQ/TƯ và yêu cầu của Thành ủy tại Kế hoạch số 350-KH/TU, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị thuộc UBND thành phố, UBND xã, phường cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ.
Cụ thể là bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật; đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển.
Các cấp, ngành tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật. Đặc biệt là tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Trong đó, các cấp, ngành bố trí nguồn lực triển khai xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước trên địa bàn thành phố.
Mặt khác, các cấp, ngành bố trí nguồn lực triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật, trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật theo Đề án của Trung ương; ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “bình dân học vụ số” của thành phố.

Trước ngày 18/5, Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân
Kinhtedothi - Sáng 15/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, bổ sung một số nội dung quan trọng vào chương trình làm việc.

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Ngày 30/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ninh Bình theo dõi thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Kinhtedothi – Qua theo dõi, kiểm tra, các cơ quan liên quan sẽ có cơ sở để đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.