Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi gây lãng phí
Kinhtedothi - UBND thành phố đã có Quyết định số 3712/QĐ-UBND về ban hành Chương trình phòng, chống lãng phí đến năm 2035 của thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa.
Theo đó, chương trình đề ra những mục tiêu chung là ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của thành phố, khơi dậy sức dân, đưa thành phố cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình cũng xác định các mục tiêu cụ thể như khắc phục bất cập trong chính sách pháp luật, tăng hiệu quả thực thi; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi gây lãng phí; xử lý dứt điểm các vụ việc gây lãng phí lớn...
Nội dung chủ yếu của chương trình gồm 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Cụ thể, hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí; tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả.
Cùng với đó là quản lý, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực hiệu quả, tăng cường tính bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, tồn đọng, kéo dài gây thất thoát, lãng phí lớn.
Đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong phòng, chống lãng phí; tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lãng phí.
Chương trình được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ nhất (2025-2030), trọng tâm là thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Đồng thời, rà soát, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống lãng phí. Tăng cường năng lực và hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi lãng phí và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, sơ kết vào năm 2030.
Giai đoạn hai (2031-2035) kế thừa, phát huy kết quả giai đoạn đầu. Xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn; thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tổng thể; đồng thời, tổng kết chương trình vào năm 2036.
UBND thành phố giao các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình và các nhiệm vụ được phân công; báo cáo định kỳ trước ngày 30/10 hằng năm gửi Sở Tài chính.
Sở Tài chính có trách nhiệm là cơ quan đầu mối, chủ trì triển khai, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi và đánh giá chương trình.

Hà Nội: xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự, tham nhũng, lãng phí
Kinhtedothi - Ngày 8/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Xuân Kỳ đã báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của TAND 2 cấp TP Hà Nội.

Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Sáng 7/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp Phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Quảng Ninh: tránh lãng phí tài sản công sau sáp nhập
Kinhtedothi - Để đảm bảo việc tránh lãng phí các trụ sở sau sáp nhập, tỉnh Quảng Ninh đã lên phương án bố trí, phân chia, sắp xếp, xử lý tài sản công khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được các cấp thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng, phê duyệt Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.