80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: tập trung xoá bỏ “chợ tạm”, “chợ cóc”

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc xoá bỏ “chợ tạm”, “chợ cóc” trong năm 2025, hiện tại chính quyền các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng đã tồn tại nhiều năm qua trong công tác chỉnh trang đô thị.

Nhiều hệ lụy 

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn có 85 “chợ tạm”, “chợ cóc” đang hoạt động trên các tuyến đường và các khu dân cư. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chợ chính, các “chợ tạm”, “chợ cóc” cũng là tác nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, gây cản trở, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường…

Tình trạng họp chợ sai quy định thường xuyên diễn ra trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long.

Ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, tại một số tuyến đường như Vũ Tông Phan, Giáp Nhất, Chính Kinh… tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh diễn ra khá phổ biến. Tại những khu vực này, các hộ kinh doanh thản nhiên chiếm dụng vỉa hè làm nơi bày bán hàng hoá khiến người đi bộ buộc phải tràn xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình hoạt động, rác, nước thải… của không ít các loại hình kinh doanh bị đổ thẳng ra đường, khiến những khu vực luôn rơi vào cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường.

Thực tế cho thấy, không chỉ gây cản trở, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, sự tồn tại của “chợ tạm”, “chợ cóc” cũng kéo theo không ít rủi ro cho sức khoẻ của người dân khi một lượng lớn hàng hoá, thực phẩm được bày bán chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo các quy định về an toàn thực thẩm.

Phố Vũ Tông Phan biến thành nơi họp chợ.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đô thị, thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và các địa phương, công tác giải tỏa điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn TP đã đạt được kết quả khả quan. Song thẳng thắn mà nói, đây vẫn là bài toán khó, tiềm ẩn nguy cơ tái diễn vi phạm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dân đến tình trạng trên ngoài việc hệ thống chợ dân sinh ở nhiều địa phương còn thiếu, xuống cấp, chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người dân thì còn đến từ thói quen tiện đâu mua đấy của một bộ phân không nhỏ người tiêu dùng.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Liên quan đến công tác đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô Trần Đình Cường cho biết, ngay từ khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động, phường Nghĩa Đô đã xây dựng kế hoạch nhằm chỉnh trang đô thị, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường… trong đó có nội dung “chợ tạm”, “chợ cóc”.

Hàng quán lấn chiếm mặt cầu Mới làm nơi kinh doanh.

Theo lãnh đạo UBND phường Nghĩa Đô, để giải quyết vấn đề trên, UBND phường đã yêu cầu các lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý những hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, họp chợ không đúng nơi quy định. “Các lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm theo hình thức “cuốn chiếu” làm từng tuyến phố, từng khu vực, không bỏ sót vi phạm, làm đến đầu sạch đến đó” - Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô cho biết.

Được biết, cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, hiện nay, TP Hà Nội đang tập trung phát triển, quản lý hệ thống chợ trên địa bàn để từng bước giải quyết vấn nạn trên. Cụ thể, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn TP đã có 9 chợ đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, 9 chợ đang hoàn thiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2025, 15 chợ đã hoàn thành thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025, hoàn thành năm 2026. Bên cạnh đó có 41 chợ đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp; 20 chợ đang trong giai đoạn thi công dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Hàng rong lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh. Ảnh chụp trên phố Giáp Nhất.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đô thị cho rằng, để giải quyết dứt điểm vấn nạn trên, ngăn chặn nguy cơ tái vi phạm, các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị tại các khu dân cư, tuyên truyền đối với người tiêu dùng xây dựng thói quen mua bán tại những chợ truyền thống, loại hình thương mại hiện đại khác thay vì mua hàng ở các điểm kinh doanh tự phát.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 28/7: giảm sâu

Giá thép hôm nay 28/7: giảm sâu

28 Jul, 06:35 AM

Kinhtedothi - Ngày 28/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt giảm do lượng hàng tồn kho tăng, sản lượng thép giảm.

Giá kim loại đồng ngày 28/7: giảm nhẹ

Giá kim loại đồng ngày 28/7: giảm nhẹ

28 Jul, 06:33 AM

Kinhtedothi - Giá đồng trên sàn giao dịch Kim loại London (LME) và sàn giao dịch Tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm nhẹ, trong bối cảnh các nhà giao dịch tạm dừng điều chỉnh giá trước thời hạn chót ngày 1/8 – thời điểm chính sách thuế quan thương mại, bao gồm thuế nhập khẩu kim loại 50%, bắt đầu có hiệu lực giữa Mỹ và các đối tác thương mại.

Tạm dừng lưu thông xe tải trọng lớn trên quốc lộ 7 để ưu tiên cứu trợ lũ lụt

Tạm dừng lưu thông xe tải trọng lớn trên quốc lộ 7 để ưu tiên cứu trợ lũ lụt

27 Jul, 03:51 PM

Kinhtedothi - Chỉ vài ngày sau khi quốc lộ 7 được khơi thông do sạt lở và bùn đất do mưa lũ, hàng loạt xe tải trọng lớn chở quặng từ cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn lại nối đuôi nhau lưu thông vào nội địa. Việc xe tải chạy dày đặc trên tuyến đường vừa tạm khắc phục tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và có thể gây ách tắc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ