Hà Nội thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu 2023

Kế hoạch nhằm mục đích góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội đáp ứng nhu cầu của Nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, những ngày lễ, tháng cuối năm 2023, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra.
Cùng với đó, khuyến khích đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các quận, huyện vùng ven, khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố. Từ đó, tạo điều kiện cho các cơ sở/đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia Chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng.
Các nhóm hàng cần tập trung cân đối cung - cầu, ổn định thị trường có những tính chất sau: Thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Thành phố; Nhạy cảm về cung cầu, giá cả, nhưng Thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định; Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, Tết Nguyên đán và đặc biệt cần thiết trong các thời điểm có dịch bệnh, thiên tai xảy ra…
Các nhóm hàng hóa trong Chương trình là các nhóm hàng thiết yếu như: Lương thực; thịt lợn, thịt gà, vịt; thủy hải sản; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ; đường; dầu ăn; gia vị; sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, các nhóm mặt hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ như trong dịp Tết Nguyên đán: Mứt Tết, bánh kẹo; rượu, bia, nước giải khát.
Thời gian thực hiện kể từ ngày Kế hoạch được phê duyệt, ban hành đến hết tháng 5/2024.
UBND TP giao Sở Công Thương chủ trì công tác nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức, điều phối hàng hóa của các đơn vị khi thị trường có biến động theo chỉ đạo của Bộ Công thương và UBND TP. Đồng thời, chủ trì thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận danh sách các đơn vị thực hiện Chương trình; phối hợp cùng các Sở, ngành trong tổ chức thực hiện Chương trình, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện đảm bảo nguồn hàng hóa dự trữ bán ra theo kế hoạch đơn vị đăng ký được duyệt.

Duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu nhưng cần đổi mới quản lý, điều hành
Kinhtedothi - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, trong điều kiện hiện nay nên duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu; tuy nhiên cần đổi mới trong quản lý, điều hành giá mặt hàng xăng, dầu...

ĐB Quốc hội đề xuất bình ổn giá điện, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
Kinhtedothi - Mặc dù đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, nếu đưa điện vào diện bình ổn giá phải sửa Luật Ngân sách, nên Chính phủ xin không tiếp thu ý kiến này.

ĐBQH: Đánh giá tác động khi đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá
Kinhtedothi-Sáng 1/6, phát biểu tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) đề nghị phải có giải pháp căn cơ, hiệu quả để điều tiết thị trường thực phẩm thiết yếu; đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận trọng và đảm bảo tính khả thi khi đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá…