Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội và Viêng Chăn tăng cường hợp tác, giao thương 2 chiều

Lê Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngành công thương Hà Nội và Viêng Chăn (Lào) có nhiều điểm tương đồng và có thể bổ trợ cho nhau trong phát triển kinh tế. Trong thời gian tới TP Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp Viêng Chăn đưa hàng vào hệ thống phân phối của Hà Nội và ngược lại.

Thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, năm 2022, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều của Hà Nội và Lào đạt 411 triệu USD. Trong đó Hà Nội chủ yếu xuất sang Lào các mặt hàng gồm khoáng sản, cơ kim khí, linh kiện điện tử - vi tính, hóa chất, xăng dầu, thực phẩm, thủy hải sản, hàng dệt may...

Ở chiều ngược lại, từ đầu năm 2023 đến nay doanh nghiệp Hà Nội đã nhập khẩu từ Lào lượng hàng hóa trị giá 200 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Hà Nội từ thị trường Lào gồm khoáng sản, nông sản các loại, phân bón các loại, thực phẩm, gỗ và nguyên liệu gỗ...

Bên cạnh lĩnh vực thương mại, hoạt động hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Lào đang phát triển vượt bậc. Năm 2022, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 180 triệu USD, tăng 52,5% so với năm 2021. Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư 214 dự án tại Lào với tổng số vốn 5,34 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào. Thông tin về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào,

Khu gian hàng “Hanoi - Vietnam” tổ chức Hội chợ That Luang tổ chức tại Viêng Chăn. Ảnh: Hoài Nam
Khu gian hàng “Hanoi - Vietnam” tổ chức Hội chợ That Luang tổ chức tại Viêng Chăn. Ảnh: Hoài Nam

Giám đốc Sở Công Thương Viêng Chăn Vanmany Phimmasan thông tin, hiện nay, có 64.620 đơn vị dự án đã có hoạt động đầu tư tại tại Lào và Viêng Chăn, trong đó, có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư của Việt Nam. Các nhà đầu tư của Việt Nam đầu tư tại Viêng Chăn trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ lên đến 198 đơn vị, công nghiệp chế biến 59 đơn vị, công chính và vận tải 55 đơn vị…

Về cơ sở hạ tầng thương mại, hiện, toàn Thủ đô Viêng Chăn có 15 trung tâm thương mại, 109 chợ, trong đó, chợ có quy mô lớn là 11, chợ quy mô tầm trung là 26 và chợ quy mô nhỏ là 72. Ngoài ra, còn có 161 cửa hàng tiện lợi, 12 siêu thị.

Hiện chúng tôi tập trung khuyến khích mỗi huyện có 1 sản phẩm OCOP. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện được 62 đơn vị và có 277 sản phẩm. Lĩnh vực OCOP là lĩnh vực chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó, chúng tôi mong Sở Công Thương Hà Nội sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi về lĩnh vực này. Đồng thời xúc tiến xây dựng nơi giao thương hàng hóa tại Hà Nội và Viêng Chăn”- bà Vanmany Phimmasan đề xuất.

Người dân Lào tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp Hà Nội ở Khu gian hàng “Hanoi - Vietnam” tổ chức Hội chợ That Luang tổ chức tại Viêng Chăn. Ảnh: Hoài Nam
Người dân Lào tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp Hà Nội ở Khu gian hàng “Hanoi - Vietnam” tổ chức Hội chợ That Luang tổ chức tại Viêng Chăn. Ảnh: Hoài Nam

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thời gian vừa qua thông qua hoạt động tham gia hội chợ,  tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại tại TP Viêng Chăn, các doanh nghiệp Hà Nội đã ký hàng chục Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với doanh nghiệp Lào. Qua đó mở ra nhiều cơ hội mới cho các làng nghề, doanh nghiệp của Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn phát triển phát triển vùng nguyên liệu.

Thời gian tới, ngành công thương Hà Nội mong muốn Sở Công Thương Viêng Chăn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm nguồn nguyên liệu về song, mây để phục vụ sản xuất mây tre đan; các doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm vùng trồng gừng, ớt, tiêu...Hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu liên kết, hỗ trợ kỹ thuật khai thác, chế biến, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp của Lào để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.

"Về phát triển các sản phẩm OCOP, Hà Nội hiện có 2.167 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP. Hiện ngành công thương Việt Nam đã ban hành Bộ tiêu chí để đánh giá, phân loại các sản phẩm OCOP từ 3-5 sao. Sở sẽ chuyển cho Sở Công Thương Viêng Chăn tiêu chí này để các bạn tham khảo, nghiên cứu qua đó phát triển sản phẩm OCOP" - bà Trần Thị Phương Lan cho hay.