Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: dồn sức thi công các dự án khắc phục hậu quả thiên tai

Kinhtedothi - Với mục tiêu giải ngân nguồn vốn dự phòng từ ngân sách Trung ương đúng tiến độ, các địa phương hưởng lợi ở tỉnh Hà Tĩnh đang dồn sức thi công nhiều dự án khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài, vậy nhưng tại dự án khắc phục sạt lở kênh thượng lưu cống Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), đơn vị thi công vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án khắc phục sạt lở kênh thượng lưu cống Trung Lương

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hùng Bá - Cán bộ kỹ thuật Công ty CP Đầu tư xây dựng Nguyên Hà cho biết, dự án có tổng mức đầu tư xây dựng trên 14 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 10/2024 và tiến độ phải xong trước ngày 31/12 năm nay.

“Điều kiện địa chất phức tạp phức tạp, thủy triều, mưa lũ gây nhiều khó khăn trong quá trình thi công. Vậy nhưng, đơn vị vẫn nỗ lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đến nay dự án đã hoàn thành gần 80% tổng khối lượng công việc”, ông Lê Hùng Bá chia sẻ.

Các dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở tại tỉnh Hà Tĩnh góp phần đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa lũ

Năm 2023 tỉnh Hà Tĩnh được Trung ương hỗ trợ 150 tỷ đồng để xây dựng 7 dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở. Các dự án tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng khắc phục sạt lở bờ sông, nâng cấp hồ đập, đường giao thông bị hư hỏng, xuống cấp tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Cẩm Xuyên và Thị xã Hồng Lĩnh.

“Chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án kè chống sạt lở bờ tả hạ lưu cầu Chợ Vực, xã Cẩm Duệ. Sản lượng thi công được báo cáo đầy đủ hàng tuần, những khó khăn, vướng mắc kịp thời tháo gỡ để kịp giải ngân vốn từ ngân sách Trung ương đúng tiến độ, đảm bảo quy định”, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý các dự án xây dựng huyện Cẩm Xuyên cho biết.

Các dự án khắc phục hậu quả thiên tai từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương được triển khai xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh là hết sức quan trọng, cấp bách. Đặc biệt,  việc giải ngân nguồn vốn phải thực hiện trước ngày 31/12/2024, do vậy tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc các địa phương hưởng lợi đẩy nhanh tiến độ thi công.

Mùa mưa lũ việc triển khai xây dựng các dự án tại tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn
Các địa phương hưởng lợi  dự án đang huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời giải ngân nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trước ngày 31/12/2024

Tại buổi làm việc với phóng viên, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh Trần Đức Thịnh cho biết, các dự án triển khai xây dựng trong mùa mưa lũ, điều kiện thời tiết không thuận lợi, việc huy động nguồn lực, tập kết vật liệu của các nhà thầu gặp nhiều khó khăn.

“Qua theo dõi, nắm bắt các dự án đều đang gấp rút thi công, phấn đấu hoàn thành khối lượng để kịp giải ngân nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trước ngày 31/12/2024. Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật các công trình”, ông Trần Đức Thịnh thông tin.

Hà Tĩnh: ứng phó với sự cố mất an toàn các tuyến đê ven biển

Hà Tĩnh: ứng phó với sự cố mất an toàn các tuyến đê ven biển

Hà Tĩnh: chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Hà Tĩnh: chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: biểu tượng sự hồi sinh và phát triển sau 50 năm

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: biểu tượng sự hồi sinh và phát triển sau 50 năm

07 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi - Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, TP Hồ Chí Minh đã thay da đổi thịt từng ngày. Trong hành trình phát triển ấy, có một dòng chảy vẫn lặng lẽ chảy qua bao biến động thời cuộc, đó là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Từ dòng nước đen kịt, ô nhiễm trầm trọng, giờ đây kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho quá trình phát triển, mang lại sức sống mới cho đô thị.

Quy hoạch, cải tạo chung cư cũ: Cư dân mong muốn gì?

Quy hoạch, cải tạo chung cư cũ: Cư dân mong muốn gì?

07 Apr, 08:26 AM

Kinhtedothi – Quận Đống Đa có số lượng nhà chung cư cũ cao nhất TP Hà Nội với 12 khu, gồm 517 nhà và cơ bản đã xuống cấp, quá niên hạn sử dụng. Thời gian qua, Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các hộ dân.

Giá thép hôm nay 7/4: thị trường ổn định

Giá thép hôm nay 7/4: thị trường ổn định

07 Apr, 07:05 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/4, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; giá quặng sắt vẫn ổn định bất chấp mức thuế mới của Mỹ do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc.

Sớm đưa chính sách phát triển nhà ở bình dân vào cuộc sống

Sớm đưa chính sách phát triển nhà ở bình dân vào cuộc sống

07 Apr, 06:09 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang “ấm lại” nhờ vào các động lực tăng trưởng kinh tế và nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn cung mới vẫn đang tập trung vào phân khúc nhà ở cao cấp; còn phân khúc nhà ở bình dân, vừa túi tiền lại đang rơi vào tình trạng khan hiếm, làm cho chênh lệch cơ cấu sản phẩm và cung – cầu ngày càng trầm trọng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ