Tàu đánh cá bị hư hỏng nằm giữa luồng lạch dài ngày, gây khó khăn, cản trở tàu thuyền ra vào neo đậu
Một số tàu hết hạn sử dụng được ngư dân kéo vào bờ rồi bỏ bê phơi nắng, phơi mưa
Máy móc, thiết bị có giá trị trên tàu được ngư dân tháo đi, chỉ còn lại bộ khung gỗ
Tàu đánh cá thường được đóng bằng gỗ táu, săng lẻ, khó phân hủy nên xác tàu cứ tồn tại suốt thời gian dài
Qua tìm hiểu được biết, gần đây hoạt động đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn, chi phí đi biển tăng cao, một bộ phận ngư dân đã chuyển đổi ngành nghề bỏ lại những tàu cá hư hỏng
Xác tàu cá rệu rã, gỗ mục nát, nhưng có rất nhiều đinh sắt hoen gỉ, sắc nhọn, gây nguy hiểm cho ngư dân nếu chẳng may dẫm đạp lên đinh
Nhiều vị trí gỗ tàu mục nát, chôn vùi dưới bùn đất, là nơi để hàu biển bám chặt, sinh sống
Hiện nay chưa thể thống kê cụ thể số lượng xác tàu cá bị hư hỏng, vùi lấp tại cảng Cửa Sót. Tuy nhiên, qua quan sát thì có rất nhiều xác tàu cá vứt bỏ ngổn ngang lâu ngày, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường khu vực cảng
Vào mùa mưa bão, hay những lúc nước biển dâng lên, tại những vị trí có xác tàu cá thì tàu thuyền của ngư dân không thể vào neo đậu, tránh trú an toàn
Để hạn chế tình trạng vứt bỏ xác tàu cá tại cảng Cửa Sót, lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản trên biển và có phương án xử lý khi tàu thuyền bị hư hỏng, không còn sử dụng
Cảng cá Cửa Sót nơi neo đậu, tránh trú mưa bão cho hàng trăm tàu thuyền của ngư dân tỉnh Hà Tĩnh và vùng phụ cận
Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn cho biết, đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời làm việc với chính quyền địa phương để triển khai các phương án thu gom, xử lý xác tàu cá. Tuy nhiên, khó khăn nhất là ngư dân đã tháo máy móc, thiết bị có giá trị, xóa số hiệu, vết tích rồi vứt bỏ tàu thuyền lại, không nhận là chủ tàu. Về nguyên tắc tàu thuyền hư hỏng phải thu gom đưa vào bãi rác xử lý, nhưng hiện nay việc xử lý vẫn chưa kịp thời, hiệu quả.