Kinhtedothi - Tại vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề nhiều nhà dân, các công trình hạ tầng và làm gãy đỗ hàng loạt cây xanh.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 1 giờ ngày 18/9, tại xã Cẩm Dương xuất hiện giông lốc mạnh, làm tốc mái 36 nhà ở, 10 cột đèn đường và hàng loạt cây cối bị gãy đổ. Cũng thời điểm trên, giông lốc đã làm tốc mái 3 nhà dân ở xã Nam Phúc Thăng.
Lốc xoáy cường độ mạnh, khiến nhiều người dân không kịp trở tay ứng phó
Ngay sau khi xảy ra giông lốc, lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên và các xã đã tiến hành kiểm tra, huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại. Đến cuối giờ chiều nay, một số nhà ở bị tốc mái đã được khắc phục kịp thời, các công trình hạ tầng, cây xanh bị gãy đỗ tiếp tục được dọn dẹp, khắc phục hư hỏng.
Hàng loạt cây trồng lâu năm bị gãy đổ ngổn ngang do lốc xoáy
Huyện Cẩm Xuyên được dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp, có thể mạnh lên thành bão số 4. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Công điện khẩn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lũ; chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động thực hiện phương án “4 tại chỗ”, đảm bảo an toàn về người và tài sản khi có mưa bão xảy ra.
Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp, khó lường của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, các lực lượng chức năng ở tỉnh Hà Tĩnh tập trung cảnh báo, kêu gọi hơn 3.600 tàu thuyền vào nơi neo đậu, tránh trú an toàn.
Kinhtedothi - Ảnh hưởng của Áp thấp nhiệt đới, từ chiều tối 17-18/9 tại một số vùng ở tỉnh Hà Tĩnh có mưa to và lốc xoáy khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây cối gãy đỗ.
Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, bão lũ, các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh đang chủ động triển khai nhiều phương án đảm bảo an toàn nuôi trồng thủy sản.
Kinhtedothi - Giá đồng giữ vững trong phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn, mặc dù mức tăng bị hạn chế do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tăng trưởng chậm lại và lượng hàng tồn kho gia tăng, theo nhận định của các nhà giao dịch.
Kinhtedothi - Sau nhiều năm bị lãng phí do thiếu cơ chế quản lý phù hợp và hành lang pháp lý rõ ràng, quỹ đất bãi sông Hồng đang được TP Hà Nội “lên dây cót” bảo vệ và khai thác giá trị bằng việc cụ thể hóa Luật Thủ đô. Chính sách được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả “vùng đất vàng” ven sông gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái, du lịch trải nghiệm…
Kinhtedothi - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đoạn qua địa bàn thành phố.
Kinhtedothi - Gần 6 tháng kể từ khi Hà Nội chính thức chỉ đạo đẩy nhanh công tác hồi sinh sông Tô Lịch, hàng loạt hoạt động trọng điểm đã được triển khai, bước đầu đem lại những kết quả khả quan. Trong đó, đập dâng đầu tiên – công trình kỹ thuật then chốt – đang sắp hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào vận hành trong tháng 8 tới.
Kinhtedothi - Đến nay, công tác chuẩn bị phân làn đường Võ Chí Công đã cơ bản hoàn thiện, đơn vị quản lý đang tiến hành theo dõi, có những đánh giá chi tiết để điều chỉnh sao cho phù hợp. Các phương tiện đã dần hình thành thói quen đi theo phương án di chuyển mới.