Chim cò giả (làm bằng xốp), que nhạ (keo bẫy chim siêu dính) cắm khắp nơi, được ví như “thiên la, địa võng”, hễ có chim di cư đậu xuống đất hoặc bụi rậm là không còn lối thoát
Chim cò giả được cắm xuống mép nước để dụ dỗ chim
Trên bờ là chi chít que nhạ bẫy bắt chim hoang dã
Bên cạnh chim cò giả, một số con chim bằng xốp còn được sơn màu đen hoặc nâu đen để dụ dỗ các loài chim đậu xuống đất
Tại nhiều hồ nước, khu rừng phòng hộ ven biển ở xã Cương Gián hàng loạt cành cây được cắm sâu dưới bùn đất, phía trên là chằng chít que nhạ dùng để bắt chim
Những lùm cây được tạo ra giữa hồ nước rất dễ đánh lừa chim di cư dính bẫy keo, đặc biệt là những nơi có chim mồi còn sống nhưng đã bị buộc chân vào cành cây
Tại nhiều bụi rậm mọc tự nhiên được người săn bắt chim cắm cục xốp, cành cây xung quanh gắn keo siêu dính. Khi chim hoang dã đậu xuống cành cây là dính bẫy keo, không thể vùng vẫy thoát ra ngoài
Dọc ven bờ ruộng, đầm lầy là những lùm lán được dựng lên để người săn bắt chim trú ẩn, thậm chí sử dụng máy phát tín hiệu (tiếng chim tự nhiên), lưới tàng hình để dụ dỗ chim về dính bẫy
Theo nhiều người dân làm nghề săn bắt chim ở xã Cương Gián, năm nay mùa mưa bão đến muộn hơn so với mọi năm. Các loài chim di cư chủ yếu là cò, cói, diệc và một số loài khác. Giá bán tại đồng ruộng mỗi cặp chim cò hoặc chim cói giao động từ khoảng 60-70 nghìn đồng, còn nhập ở các nhà hàng với số lượng lớn thì giá bán sẽ cao hơn
Săn bắt chim dư cư tràn lan, tự phát trong mùa mưa bão nên tại nhiều cánh đồng ở xã Cương Gián lông chim vung vãi khắp nơi
Hà Tĩnh có 137km bờ biển và nhiều khu rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, đồng ruộng, đầm lầy… là nơi trú ẩn, sinh sống của các loài chim di cư
Tình trạng săn bắt chim di cư diễn ra công khai ở nhiều nơi gây nên những tác động không nhỏ đến môi sinh, môi trường, làm suy giảm, thậm chí tận diệt các loài chim tự nhiên
Săn bắt chim di cư là hành vi vi phạm Chỉ thị số 29 (ngày 23/7/2020) và Chỉ thị số 04 /CT-TTg (ngày 17/5/2022) của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Vì vậy, chính quyền các cấp, lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng ở tỉnh Hà Tĩnh cần vào cuộc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ sự sinh trưởng, phát triển của các loài chim hoang dã, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học