Hà Tĩnh: Tháo dỡ, tiêu hủy gần 116.400 dụng cụ bẫy bắt chim di cư
Thực hiện Chỉ thị số 29 và Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh cùng các địa phương, đơn vị liên quan đã đẩy mạnh tuyên truyền, quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn đánh bắt chim di cư.

Theo đó, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã tháo dỡ, tiêu hủy gần 116.400 dụng cụ bẫy bắt chim tự nhiên (chủ yếu là chim cò giả được làm bằng xốp, que nhạ, lưới, máy phát tín hiệu); thả vào môi trường tự nhiên 986 cá thể chim mồi còn sống. Cùng với đó, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử phạt 08 đối tượng mua bán, tàng trữ, quảng cáo chim tự nhiên trên mạng xã hội, phạt tiền 27 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trên địa bàn có nhiều khu rừng ngập mặn, đồng ruộng, đầm lầy thu hút các loài chim di cư về sinh sống trong mùa mưa bão. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời ngăn chặn đánh bắt chim di cư đã góp phần tích cực trong bảo vệ sự sinh trưởng, phát triển của các loài chim hoang dã, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

Hà Tĩnh: Thả gần 500 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên
Kinhtedothi - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy các giá trị của hệ sinh thái rừng, những năm qua Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tập trung tiếp nhận, chăm sóc và tái thả hàng trăm cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

Hà Tĩnh: Tiêu hủy hàng nghìn dụng cụ đánh bắt chim trời
Kinhtedothi - Mới bước vào mùa mưa lũ, Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành thu gom, tiêu hủy hàng nghìn dụng cụ đánh bắt chim trời.

Hà Tĩnh: Quyết liệt ngăn chặn săn bắt chim di cư
Kinhtedothi - Mùa mưa bão, tình trạng săn bắt chim di cư diễn ra khá phổ biến ở tỉnh Hà Tĩnh. Trước tình hình đó, chính quyền các cấp, các lực lượng chức năng đã quyết liệt ngăn chặn, góp phần bảo vệ các loài chim hoang dã, bảo vệ môi trường.