80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hacker lợi dụng Olympic Tokyo 2020 để tấn công mạng

Kinhtedothi - Lợi dụng Thế vận hội Tokyo (Olympic Tokyo 2020) đang diễn ra, nhiều phần mềm và trang web độc hại đã nhắm mục tiêu tấn công vào ban tổ chức sự kiện và người hâm mộ.
Theo tờ Nikkei, Mitsui Bussan Secure Directions (MBSD), công ty bảo mật có trụ sở tại Tokyo, đã phát hiện một tập tin dạng PDF với nội dung "Cảnh báo các cuộc tấn công mạng liên quan đến Thế vận hội" bằng tiếng Nhật lan truyền trên Internet. Tuy nhiên, nếu người dùng tải về và mở ra, tập tin sẽ kích hoạt một phần mềm độc hại chuyên đọc và xóa các tệp trên máy tính nạn nhân.
 Đoàn vận động viên Nhật Bản tại Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020
Mã độc dạng này được gọi chung là Wiper - phần mềm phá hoại có khả năng hủy hoàn toàn tất cả dữ liệu khỏi máy tính hoặc mạng. Tại Thế vận hội mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc), một malware tương tự, gọi là Olympic Destroyer, đã gây ra sự cố gián đoạn hệ thống lớn.
Chuyên gia của MBSD cho biết, mục tiêu của tập tin này nhắm vào các tệp được tạo trên Ichitaro - trình xử lý văn bản được sử dụng chủ yếu ở Nhật Bản. Hacker tìm cách gửi các file PDF giả mạo này qua một email cho những người trong ban tổ chức để phá hủy các tài liệu quan trọng liên quan đến Thế vận hội.
Bên cạnh mã độc, các nội dung độc hại trên các website giả mạo cũng là vấn đề đáng quan tâm tại Thế vận hội Tokyo 2020. Theo hãng bảo mật Trend Micro, rất nhiều website chứa mã độc hoặc các liên kết chứa mã độc "dụ dỗ" người dùng truy cập tăng mạnh trước thềm Olympic. Chúng được nhiều streamer chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến hoặc mạng xã hội.
Theo Nikkei, nội dung Thế vận hội được cung cấp miễn phí trên hai nền tảng phát trực tuyến chính thức ở Nhật Bản: một từ đài truyền hình nhà nước NHK và một là từ các đài truyền hình thương mại. Các kênh phát trực tuyến khác không được ủy quyền phát sóng trong nước. Người hâm mộ Thế vận hội được khuyên nên theo dõi sự kiện trên những nền tảng đã được phê duyệt chính thức.
Mối đe dọa tấn công mạng khác bao gồm các trang web Thế vận hội giả mạo với thuật ngữ chính như “Tokyo” hoặc “2020” trong tên miền. Theo cơ quan chức năng, thông tin đăng nhập của người mua vé và tình nguyện viên đã bị rò rỉ trực tuyến trong một cuộc tấn công có khả năng là lừa đảo. Nhà tổ chức đang kêu gọi người hâm mộ thận trọng trước những mối đe dọa như vậy.
Thế vận hội Tokyo 2020 dự kiến tổ chức năm ngoái nhưng ban tổ chức đã dời sang năm nay vì đại dịch. Sự kiện đã khai mạc tại Sân vận động Quốc gia ở thủ đô Tokyo hôm 23/7. Các vận động viên sẽ tranh tài 33 môn với 339 nội dung, tương đương 339 bộ huy chương được trao.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ